10 Cách cải thiện kỹ năng ứng xử giao tiếp

Kỹ năng ứng xử là một trong những yếu tố làm nên sự thành công trong công việc và cuộc sống. Ứng xử, giao tiếp tốt mang đến cho bạn nhiều cơ hội phát triển, có các mối quan hệ chất lượng và tạo nên sự tự tin từ bên trong. Chính vì thế, đừng bỏ qua 10 cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong công việc và cuộc sống

Kỹ năng giao tiếp là các quy tắc, hành vi trong ứng xử và tương tác giữa người với người. Đặc biệt, trong giao tiếp không chỉ đơn thuần là nói chuyện mà còn cần nhiều kỹ năng khác. 

Hẳn là bạn đã từng nghe qua cụm từ “nghệ thuật giao tiếp” rồi nhỉ? Giao tiếp là cả một nghệ thuật. Không chỉ nói chuyện, bạn còn cần biết lắng nghe, diễn đạt, thuyết phục và đưa ra quyết định. 

Có 2 loại kỹ năng giao tiếp, đó là: 

  • Giao tiếp ngôn ngữ: Sử dụng lời nói để bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của mình. 
  • Giao tiếp phi ngôn ngữ: Sử dụng chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, ánh mắt, cử chỉ cơ thể để thể hiện suy nghĩ của mình. 

Việc dùng loại kỹ năng giao tiếp nào còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Nhưng nhìn chung, khi có kỹ năng ứng xử, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích như:

  • Khả năng truyền đạt nội dung dễ hiểu và rõ ràng.
  • Thấu hiểu cảm xúc của người khác.
  • Tạo dựng nhiều mối quan hệ.
  • Trở nên tự tin khi trò chuyện với người khác.
  • Công việc và cuộc sống thuận lợi hơn.
  • Tăng sự gắn kết với người thân, bạn bè, đồng nghiệp.
Kỹ năng giao tiếp ứng xử rất quan trọng trong đời sống
Kỹ năng ứng xử rất quan trọng đối với công việc, cuộc sống.

2. Thế nào là người có kỹ năng giao tiếp tốt?

Bạn có tò mò người giỏi giao tiếp sẽ có những đặc điểm nào không. Dưới đây là 5 điều thường thấy ở người có kỹ năng giao tiếp tốt. 

2.1. Không nói quá nhiều về bản thân

Người ứng xử tốt biết điều gì nên và không nên nói. Họ ít khi đi lệch chủ đề của cuộc nói chuyện nếu không cần thiết. Họ không khoe khoang bản thân mình giỏi ra sao hay kể lể mình đã khó khăn như thế nào khi trò chuyện với người khác. Nhất là khi đối phương đang chia sẻ về câu chuyện của mình. Thay vào đó, họ chỉ nói vừa đủ để giữ sự tương tác tốt với người kia. 

2.2. Biết lắng nghe

Người giỏi giao tiếp không chỉ khéo léo khi nói chuyện mà còn biết lắng nghe và thấu hiểu đối phương. Họ chăm chú lắng nghe, có phản ứng với câu chuyện bằng các cử chỉ cơ thể và mở rộng cuộc nói chuyện bằng cách khai thác nội dung từ những gì đối phương chia sẻ. 

2.3. Biết giao tiếp bằng ánh mắt, cử chỉ

Trong một cuộc trò chuyện, bên cạnh lời nói thì ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt, cử chỉ tay cũng quan trọng không kém. Sử dụng linh hoạt cả 2 loại kỹ năng ứng xử giúp việc giao tiếp trở nên sinh động và hiệu quả hơn. Ngoài ra, dựa vào ngôn ngữ cơ thể, họ cũng biết được cảm xúc của đối phương như thế nào, hứng thú hay chán nản để đổi chủ đề giao tiếp đúng lúc. 

2.4. Thừa nhận những điều không biết

Người giỏi ứng xử thường không ngại thừa nhận những điều mình không biết hoặc chưa hiểu rõ. Họ không cố tỏ ra mình là một người giỏi về mọi thứ, mà luôn thể hiện sự cầu thị, ham học hỏi và tiếp thu ý kiến của người khác. 

2.5. Nắm bắt tốt tình huống và có cách ứng xử phù hợp

Người có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt còn có khả năng nắm bắt tình huống nhanh chóng và hành xử sao cho phù hợp. Điều này vừa giúp việc giao tiếp trở nên hiệu quả, vừa tạo sự thoải mái để đối phương cởi mở hơn. 

EQ cao là gì? Đâu là dấu hiệu người EQ cao thường sở hữu?

Sở hữu chỉ số EQ cao giúp cá nhân dễ dàng thấu hiểu chính mình, xây dựng mối quan hệ lành mạnh với người khác và dễ thích nghi trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, chỉ số EQ bao nhiêu là cao và người có chỉ số EQ cao thường…

3. Cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp khéo léo

Giao tiếp tốt tuy mang đến nhiều lợi ích, nhưng đây lại không phải là kỹ năng sinh ra đã có, mà cần phải rèn luyện trong một khoảng thời gian dài. Để trở thành một người giỏi giao tiếp, hãy thử luyện tập với 10 cách nâng cao kỹ năng ứng xử dưới đây bạn nhé. 

3.1. Xác định quan điểm của bản thân và nội dung cuộc nói chuyện

Trước khi bắt đầu một cuộc trò chuyện, bạn cần làm rõ quan điểm của bản thân cũng như nội dung định nói. Cụ thể, bạn hiểu vấn đề đó như thế nào, cần truyền đạt ra sao cho dễ hiểu, đối phương có đang quan tâm vấn đề gì không,… Khi đã xác định được những điều này, bạn và đối phương nói chuyện sẽ dễ dàng hơn. 

Cách rèn luyện kỹ năng ứng xử giao tiếp
Xác định quan điểm bản thân và chuẩn bị trước cho cuộc nói chuyện giúp giao tiếp thêm hiệu quả.

3.2. Hiểu đối phương là ai để có cách ứng xử thích hợp

Để giao tiếp tốt, hiểu rõ đối phương là điều rất cần thiết. Theo đó, tùy vào đối tượng là ai, bạn sẽ có cách ứng xử phù hợp. Nếu là đối tác công việc, bạn cần ứng xử chuyên nghiệp, đi thẳng vào vấn đề để không làm mất nhiều thời gian. Ngược lại, đối với bạn bè, bạn cư xử vui vẻ, không quá khách sáo và cứng nhắc. 

3.3. Chọn lọc từ ngữ phù hợp với đối phương

Từ việc hiểu đối tượng giao tiếp ở trên, bạn cũng cần chú ý lựa chọn từ ngữ phù hợp để không làm mất thiện cảm khi nói chuyện. Dễ thấy nhất là việc giao tiếp với quản lý cấp trên chắc chắn sẽ khác với người đồng nghiệp thân thiết hay cách nói chuyện giữa đồng nghiệp và bạn bè cũng sẽ rất khác biệt. 

3.4. Chú ý lắng nghe khi đối phương nói 

Để giao tiếp tốt, trước cả khả năng nói sao cho thuyết phục là kỹ năng lắng nghe sâu. Nghĩa là nghe được điều đối phương nói và không nói. Nghe chỉ để hiểu và đón nhận, không phán xét. Điều này không chỉ là thể hiện sự tôn trọng với người kia, mà còn giúp bạn hiểu nội dung cuộc nói chuyện và có phản hồi chính xác. 

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử
Chủ động lắng nghe cũng là một cách giúp bạn giao tiếp tốt hơn.

3.5. Nói chuyện ngắn gọn, đi vào trọng tâm

Trong quá trình giao tiếp, bạn nên nói chuyện ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề và tránh vòng vo dài dòng. Điều này giúp người nghe nhanh chóng hiểu được nội dung và trả lời chính xác hơn. Việc nói chuyện dài dòng rất dễ khiến bạn bị lạc đề, gây khó hiểu cho người nghe dẫn đến giao tiếp trở nên kém hiệu quả. 

3.6. Chú ý tông giọng, cảm xúc của chính mình và người kia

Cùng là một câu nói nhưng với giọng điệu, tốc độ khác nhau sẽ mang đến nhiều ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực. Do vậy, bạn cần điều chỉnh tông giọng và cảm xúc của mình khi nói chuyện cho phù hợp với đối tượng, ngữ cảnh. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến giọng điệu, cảm xúc của đối phương để chuyển hướng cuộc hội thoại khi cần. 

3.7. Kiểm soát ngôn ngữ cơ thể 

Ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt, cử chỉ, dáng đứng, dáng ngồi, biểu cảm gương mặt phản ánh được cảm xúc của bạn. Bạn tự tin hay lúng túng thì đối phương đều nhận ra được. Do vậy, để giao tiếp tốt hơn, hãy kiểm soát ngôn ngữ cơ thể sao cho tự nhiên như nhìn thẳng vào mắt người kia khi nói chuyện, đặt tay lên bàn, ngồi thẳng lưng,…

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử khéo léo
Có ngôn ngữ cơ thể phù hợp giúp bạn tạo sự thiện cảm với đối phương.

3.8. Hỏi lại nếu chưa hiểu

Nếu lúc nói chuyện có điều bạn chưa hiểu, đừng ngần ngại hỏi lại để làm rõ. Việc đặt ra câu hỏi đúng lúc, đúng thời điểm giúp đối phương có thời gian nhìn lại để tìm ra câu trả lời thỏa đáng nhất cho điều bạn đang gặp khúc mắc.

3.9. Sẵn sàng nhận góp ý và sửa đổi

Mở lòng trước những lời góp ý từ mọi người, sau đó xem xét và sửa đổi cũng giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử. Chẳng ai có thể làm tốt ngay từ lần đầu, quan trọng là bạn biết thừa nhận những điểm còn thiếu sót và không ngừng cải thiện. 

6 cách giải quyết mâu thuẫn giúp làm việc nhóm hiệu quả

Mâu thuẫn là một trong những điều khó có thể tránh khỏi trong quá trình làm việc nhóm. Vậy làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn để làm việc hiệu quả, tránh để ảnh hưởng đến kết quả công việc? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.  1.…

3.10. Tham gia khóa học về thông minh cảm xúc 

Nếu bạn muốn được nâng cao kỹ năng ứng xử bài bản, có người hướng dẫn để đưa ra hướng đi đúng đắn hơn thì có thể tham gia khóa học về thông minh cảm xúc. Đây là chương trình giúp bạn biết cách quản lý cảm xúc để hiểu – thương mình và hiểu – thương người. Từ đó, cải thiện kỹ năng giao tiếp, giúp bạn ứng xử khéo léo hơn.

Khóa học Thông Minh Cảm Xúc tại LCV – Cùng bạn làm chủ cảm xúc, hiểu mình và hiểu người

Chương trình Thông Minh Cảm Xúc của LCV đào tạo theo tiêu chuẩn ICF CCE với thiết kế phù hợp với phong cách sống của người Việt. Các công cụ dạy học được phát triển dựa trên nền tảng khoa học não bộ, giúp học viên hiểu sâu và áp dụng được vào thực tế.

Lộ trình học Be Strong Inside – Rèn Luyện Thông Minh Cảm Xúc EQ được thiết kế khoa học, bao gồm 04 ngày học online, 8 tuần thực hành theo chủ đề với 4 buổi Coaching 1:1. Theo đó, các chuyên gia giàu kinh nghiệm tại LCV sẽ giúp bạn nhìn sâu vào các vấn đề cá nhân, vận dụng nền tảng EQ cốt lõi vào việc xây dựng mối quan hệ chất lượng với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,… Đặc biệt, khi tham gia chương trình bạn còn có cơ hội trải nghiệm liệu trình thông suốt nội tâm để làm hòa với quá khứ, hạnh phúc ở hiện tại và xác định mục tiêu rõ ràng trong tương lai.

Với triết lý tin tưởng mọi điều đã có sẵn trong mỗi người, LCV tin rằng chỉ cần đúng phương pháp, đúng thời điểm, đúng chất xúc tác, mỗi người sẽ có sự thông suốt để hiểu mình nhiều hơn và đưa ra quyết định phù hợp với cuộc sống của mình. 

Khóa học Thông Minh Cảm Xúc tại LCV với hình thức dạy học 100% trực tuyến, tiết kiệm thời gian, phù hợp cho những người bận rộn.

Liên hệ ngay với LCV qua https://lcv.com.vn/lien-he hoặc hotline 0976163941 để được tư vấn nhé!

4. Những điều bạn cần tránh trong ứng xử giao tiếp

Bên cạnh rèn luyện kỹ năng giao tiếp, bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây để tránh đưa cuộc nói chuyện đi vào ngõ cụt, thiếu hiệu quả:

  • Nói không hết ý, gây khó hiểu cho người nghe.
  • Dùng từ ngữ tiêu cực, có ý mỉa mai, khích bác người nghe.
  • Đặt quá nhiều câu hỏi liên quan đến cá nhân.
  • Nói đến các chủ đề khó hiểu, nhạy cảm.
  • Tỏ vẻ hiểu biết, khoe mẽ, tự cao.
  • Nói quá nhiều, khiến người nghe cảm thấy khó chịu.
7 biểu hiện của người có EQ thấp cần cải thiện ngay

Chỉ số cảm xúc (EQ) thấp không chỉ tác động tiêu cực đến các mối quan hệ, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Vậy người có chỉ số EQ thấp thường biểu hiện như thế nào? Mời bạn tiếp tục tham khảo bài viết…

Nhìn chung, có kỹ năng ứng xử tốt sẽ giúp cho cuộc sống và công việc của bạn trở nên thuận lợi hơn. Nếu bạn giao tiếp chưa được tốt, hãy rèn luyện kỹ năng này với 10 cách kể trên để hoàn thiện và phát triển bản thân tốt nhất nhé.

QR_UI Trợ giúp