Rèn luyện kỹ năng lắng nghe sâu

Trong mỗi chúng ta ai cũng mong muốn những điều mình nói ra sẽ được người khác lắng nghe, đặc biệt là lắng nghe một cách sâu sắc – mức độ cao nhất của việc lắng nghe. Vậy kỹ năng lắng nghe sâu là gì? Chúng ta có thể rèn luyện kỹ năng này bằng cách nào?

1. Thế nào là lắng nghe sâu?

Lắng nghe sâu là kỹ năng lắng nghe một cách sâu sắc, tức hoàn toàn tập trung vào những gì người khác nói ra (hoặc không nói ra) để tìm cách thấu hiểu thế giới nội tâm của họ. Chúng ta tạm chia việc lắng nghe có 3 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Nghe với giải pháp hoặc nghe với sự phán xét trong lòng. Cấp độ lắng nghe này chủ yếu thu thập dữ kiện rồi từ đó trả lời lại người kia. Đây không gọi là lắng nghe, mà đơn giản là một cuộc trao đổi thông tin.
  • Cấp độ 2: Nghe sao hiểu vậy, đồng thời quan sát tín hiệu từ người nói (nét mặt, giọng nói, cử chỉ…). Ở cấp độ này, nghe chỉ để nghe, không phán xét, không trao đổi lại. Chỉ cần nghe được ở mức này là đối phương đã cảm thấy dễ chịu, được đón nhận. 
  • Cấp độ 3: Lắng nghe những gì người đó nói và không nói, thấu hiểu câu chuyện của người kia. Phản ứng sau đó như thế nào thì người nghe tự cảm nhận được và có tương tác phù hợp. 

Biểu hiện của người biết lắng nghe sâu là gì? Đây là cấp độ lắng nghe cao nhất (cấp độ 3), khác với những cấp độ khác ở chỗ nắm rõ ý chính trong câu chuyện người khác kể, không cắt lời người khác, lắng nghe với thái độ không phán xét hay đánh giá, thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu câu chuyện, tạo môi trường an toàn và cởi mở…

Cách rèn luyện lắng nghe sâu
Việc lắng nghe người khác một cách nghiêm túc sẽ tạo được thiện cảm và tin tưởng từ người đối diện.

2. Giá trị của việc lắng nghe sâu

Lắng nghe một cách sâu sắc là để bao dung, vị tha, tránh đưa lời phán xét vội vàng làm tổn thương người khác. Điều này còn giúp bạn thấu hiểu câu chuyện của những người xung quanh, từ đó nhận thấy cuộc sống muôn màu, có giá trị hơn. 

Hơn thế nữa, khi lắng nghe thật sự nghiêm túc và sâu sắc, bạn còn hiểu rõ hơn về những vấn đề đang xảy ra. Nhờ đó trong nhiều trường hợp, bạn có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và tăng cơ hội thành công.

Lắng nghe một cách sâu sắc còn giúp bạn tạo được niềm tin với người khác, nuôi dưỡng những mối quan hệ đẹp trong cuộc sống.

3. Gợi ý 5 cách thực hành lắng nghe sâu, ai cũng có thể áp dụng

Để có thể thực sự lắng nghe và thấu hiểu người khác, bạn có thể áp dụng những cách sau: 

3.1. Trước tiên, lắng nghe chính mình 

Bạn sẽ không thể thực sự lắng nghe người khác nếu chưa hiểu chính bản thân mình. Vì thế đầu tiên, bạn cần tạo ra một không gian tĩnh lặng cho bản thân để suy ngẫm. Sau đó, bạn hãy tự trả lời những câu hỏi để hiểu về bản thân mình, ví dụ : 

  • Bạn muốn ngày hôm nay của mình sẽ như thế nào?
  • Cuối ngày nhìn lại, bạn thấy thế nào? Có điều gì đọng lại?
  • Nếu đang có cảm xúc mạnh, thì cảm xúc này đến từ đâu? Suy nghĩ/ tác nhân nào khiến bạn có cảm xúc đó?
  • Có điều gì bạn đã tự hứa với bản thân nhưng chưa làm được, bạn đang gặp khó khăn gì trong việc giữ lời hứa với mình? 
  • Bạn chưa hài lòng về điều gì ở bản thân, bạn có muốn thay đổi điều đó? 

Tuỳ vào mong muốn hiểu bản thân ở khía cạnh nào (sức khỏe, công việc, mối quan hệ, sở thích, …), bạn có thể đặt những câu hỏi cho mình để nghe được câu trả lời từ bản thân, một cách đón nhận và không vội phán xét. Điều này giúp bạn tập trân trọng mong muốn của mình từ lớn đến nhỏ, và lắng nghe được những thông điệp đằng sau những cảm xúc của mình. 

Khám phá bản thân, thấu hiểu chính mình

  Mỗi chúng ta khi bắt đầu hành trình sống đều mang một hình hài, thể trạng độc nhất vô nhị hội tụ những tính cách, tiềm năng, nội lực, tố chất hoàn toàn khác biệt. Vì thế, chúng ta có những cuộc đời khác nhau để khai phá hết…

3.2. Tập trung – hiện diện khi người khác chia sẻ

Để lắng nghe sâu, bạn hãy dành sự chú tâm cho đối phương và loại bỏ những thứ dễ gây xao nhãng cuộc nói chuyện như điện thoại, tivi, báo… Điều này sẽ giúp đối phương cảm thấy được tôn trọng và sẵn sàng mở lòng để chia sẻ với bạn hơn. 

Tập trung, tránh xao nhãng để lắng nghe sâu
Để tập trung lắng nghe người khác, bạn nên loại bỏ những thứ có thể khiến bản thân bị xao nhãng.

3.3. Chú ý tín hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ

Ngôn ngữ không phải là điều duy nhất “cung cấp thông tin” về đối phương cho bạn. Khi đang nói chuyện trực tiếp với ai đó, bạn nên xem liệu họ có nhìn thẳng vào mình không, nụ cười có thoải mái tự nhiên không, cử chỉ tay của họ như thế nào… Những tín hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cá tính cũng như biết được đối phương có thật sự mở lòng chưa.

10 Cách cải thiện kỹ năng ứng xử giao tiếp

Kỹ năng ứng xử là một trong những yếu tố làm nên sự thành công trong công việc và cuộc sống. Ứng xử, giao tiếp tốt mang đến cho bạn nhiều cơ hội phát triển, có các mối quan hệ chất lượng và tạo nên sự tự tin từ bên…

3.4. Học cách đặt câu hỏi kết nối 

Một trong những cách đơn giản nhất để trở thành một người biết lắng nghe là hãy đặt câu hỏi thay vì chỉ đưa ra câu trả lời. Bởi khi chủ động đặt câu hỏi, bạn sẽ bạn tạo ra một khoảng không gian an toàn để người khác mạnh dạn để trải lòng. 

Tuy nhiên, nên tránh xa những câu hỏi mà kết thúc thường dẫn đến câu trả lời “có” hoặc “không”. Thay vào đó, hãy thử hỏi những câu hỏi để mở đường cho câu trả lời của đối phương. Ví dụ: thay vì hỏi “Bạn thấy mình đã làm tốt công việc chưa”, hãy hỏi “Điều gì khiến bạn hứng thú với công việc” để giữ tính trung lập và khách quan.

3.5. Thực tập im lặng mỗi ngày

Nếu mỗi ngày ta thực tập im lặng một ít, cho dù chỉ vài phút thôi, ta sẽ ít bị kẹt vào ngôn từ hơn. Đồng thời, điều này cũng rèn luyện cho bạn tính kiên nhẫn để lắng nghe câu chuyện của người khác. 

Để rèn luyện kỹ năng lắng nghe sâu, đòi hỏi bạn phải trải qua một quá trình. Thế nhưng, không phải ai cũng thật sự biết cách để rèn giũa kỹ năng này hiệu quả. 

Chương trình LCV Coaching Education Level 1 mang lại cho bạn một quá trình thực hành chuyên sâu với 8 buổi đào tạo, thời gian vừa đủ để bạn:

Lắng nghe chính mình, tăng khả năng tự nhận thức bản thân thông qua quá trình được Khai vấn bởi các chuyên gia

Thấu hiểu người khác thông qua việc thực hành khả năng lắng nghe sâu và thấu cảm trong Khai vấn (Coaching). Học cách ứng dụng Khai vấn vào Quản lý mối quan hệ với gia đình, người thân, đồng nghiệp, cấp trên,…Đồng hành cùng chương trình học là các Coach Angel của LCV, đội ngũ có kỹ năng lắng nghe sâu – một trong những năng lực cốt lõi trong khai vấn, theo tiêu chuẩn của ICF (Liên đoàn Khai vấn Quốc tế).

Ngoài ra, bạn cũng có thể trải nghiệm Dịch vụ Khai vấn Cá nhân của LCV để được đồng hành Coaching 1-1, nơi bạn được hỏi, được nghe, được đồng hành để thông suốt với những vấn đề của mình, thông qua đó nhận thức tốt hơn về bản thân, tự mình tìm ra giải pháp và sống cuộc đời mình mong muốn.

Luyện tập lắng nghe sâu bằng khai vấn
Coach Angel của LCV đồng hành và giúp bạn nâng cao khả năng lắng nghe cùng nhiều kỹ năng khác trong Khai vấn, để áp dụng hành nghề hoặc áp dụng vào đời sống cá nhân.

Đăng ký tại https://lcv.com.vn/lien-he hoặc liên hệ 0976163941 để nhận tư vấn về các chương trình của LCV ngay hôm nay. 

Lắng nghe sâu là một kỹ năng cần có trong cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, việc hình thành và nâng cao kỹ năng này không hề đơn giản và cũng tốn khá nhiều thời gian. Chính vì thế, bạn hãy kiên nhẫn với mình, thực tập mỗi ngày 1 chút với mình – với người để giúp bạn dần hoàn thiện kỹ năng này nhé.

Trợ giúp