7 cách bước ra khỏi vùng an toàn, giúp bạn bứt phá thành công

Để bứt phá bạn cần dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn. Bởi đó là lúc ta tự tin theo đuổi đam mê, khám phá những điều mới và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn nhất. Vậy vùng an toàn là gì? Làm thế nào để rời khỏi vùng an toàn? Hãy cùng khám phá!

1. Vùng an toàn là gì?

Vùng an toàn là không gian cho bạn sự thoải mái, an toàn và mọi rủi ro luôn nằm trong tầm kiểm soát. khi ở đó, bạn cảm giác an tâm, chắc chắn vì mọi thứ đều quen thuộc và tự tin là mình có thể làm chủ được bất kỳ tình huống nào. khi sống trong vùng an toàn bạn thực hiện mọi quy trình, những việc làm lặp đi lặp lại hàng ngày mà không phải lo lắng và bất an nhiều.

Tuy nhiên, sự phát triển và thành công chỉ đến với những ai dám lao ra khỏi rào cản an toàn của bản thân, sẵn sàng trải nghiệm những điều mới lạ trong cuộc sống. Bởi nếu mãi sống trong vùng an toàn, bạn sẽ càng sợ sệt những thứ ngoài giới hạn của chính mình. Từ đó, bạn không đủ can đảm đạt được những mục tiêu lớn hơn, khó tìm ra những kỹ năng/khía cạnh khác mình muốn học khiến cuộc sống dần trở nên tẻ nhạt và không còn ý nghĩa.

vùng an toàn là gì
Vùng an toàn là nơi ta cảm thấy an tâm, thoải mái. Nhưng, để phát triển bản thân tốt hơn, ta không thể cứ mãi trốn sau lớp vỏ bọc an toàn mà cần có những giai đoạn bứt phá mạnh mẽ.

2. Thoát khỏi vùng an toàn – Điều gì khiến bạn chùn bước?

Để bước ra khỏi vùng an toàn, bạn cần nhìn rõ điều gì đang cản trở bạn: 

– Nỗi sợ phải bắt đầu lại từ đầu: Những thói quen thường mang lại cảm giác an toàn, thoải mái và giúp ta làm việc trơn tru hơn. Tuy nhiên, việc lặp đi lặp lại những hành vi nhất định trong suốt thời gian dài có thể khiến bạn cứng nhắc, thiếu sáng tạo và khá e ngại khi phải bắt đầu mọi thứ lại từ điểm xuất phát.

– Nỗi sợ thất bại: Cảm giác sợ hãi hay né tránh mỗi khi đối mặt với những cơ hội/thách thức, là tình trạng thường gặp ở những người sống trong vùng an toàn quá lâu. Khi đó, họ không sẵn lòng đánh đổi sự ổn định của hiện tại để mạo hiểm thử thách bản thân hoặc theo đuổi một tương lai bất định.

– Không muốn mất đi cảm giác thoải mái: Sự thoải mái là tác nhân lớn nhất níu chân chúng ta bước ra khỏi vùng an toàn của mình. thay vì phải nỗ lực theo đuổi những hoài bão to lớn đầy rủi ro, cảm giác này khiến cho bạn luôn muốn được sống an nhàn với cuộc sống hiện tại.

– Nghĩ rằng điều đó không phù hợp với mình: Nhiều người không biết rằng, những suy nghĩ cho rằng điều đó là không phù hợp, không làm ngay từ đầu còn hơn làm không tốt chính là “bóng đen” khiến bạn không thể làm được bất cứ điều gì. Bởi lẽ, những ước mơ có đạt được kết quả hiện thực hay không chỉ đến khi bản thân thực sự muốn làm và không ngừng nỗ lực.

Điều gì ngăn bạn bước ra khỏi vùng an toàn
Thay vì nghĩ “Tôi không thể”, hãy phá vỡ nỗi sợ hãi đang bủa vây và tưởng tượng xem bạn có thể làm gì để  giúp ích cho bạn.

3. Bạn nhận được gì khi ‘dám’ bước ra khỏi vùng an toàn?

Hiểu rằng vùng an toàn là nơi cho bạn cảm giác thoải mái, nhưng đó không phải là ranh giới cuối cùng giới hạn khả năng của con người. Khi dám bước ra ngoài vùng an toàn, bạn không chỉ có được những trải nghiệm thú vị mà còn nhận được nhiều lợi ích:

3.1. Sự tự tin

Thoát ra được vùng an toàn là cách để khởi nguồn sự tự tin từ trong chính con người bạn. lúc này, bạn loại bỏ dần nỗi sợ rủi ro/thất bại nên sẽ  tự tin giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống lẫn công việc.

3.2. Sự nghiệp phát triển

Thay vì chui mình vào “vỏ ốc” an toàn có thể kìm hãm sự phát triển, khi bước ra khỏi giới hạn của bản thân, bạn sẽ thấy được thế giới muôn màu đa dạng và tràn đầy năng lượng đón nhận những điều mới mẻ. Với động lực đó, bạn đủ sức nắm bắt cơ hội phát triển bản thân cùng những cơ hội thăng tiến vượt bậc.

3.3. Khai mở tiềm năng của bản thân

Bạn đã, đang và sắp trải qua những độ tuổi quan trọng 25, 30, 20 nhưng vẫn chưa xác định được đam mê hay làm sao để quy hoạch cuộc đời? Liệu bạn có thật sự hiểu được bản thân mình muốn gì và cần gì? Những băn khoăn này sẽ được giải đáp, nếu như bạn dám bước ra khỏi vùng an toàn ngay từ sớm. Khi dám đương đầu với những khó khăn và chấp nhận rủi ro, bạn có thể thông suốt nội tâm và đề ra những định hướng giúp phát triển tiềm năng, cũng như khắc phục điểm yếu của bản thân.

25 tuổi nên làm gì để quy hoạch cuộc đời?

Độ tuổi 25 là giai đoạn mà không ít bạn trẻ cảm thấy chênh vênh, mất phương hướng khi mà không còn quá trẻ và vô tư nhưng lại chưa đủ trưởng thành, chín chắn. Vậy 25 tuổi nên làm gì để quy hoạch cuộc đời, định hướng phát triển…

3.4. Tạo dựng các mối quan hệ chất lượng

Mỗi người có những mối quan hệ bền chặt để chia sẻ về cuộc sống, công việc,… nhưng cũng đừng tự khép kín vòng tròn bạn bè của mình. Khi dám thoát khỏi vùng an toàn, sẵn sàng gặp gỡ và kết bạn nhiều hơn, bạn thu thập được những kỹ năng, câu chuyện và tích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu. Điều đó giúp bạn nhìn thế giới xung quanh đa chiều và hoàn thiện hơn kinh nghiệm sống của bản thân.

10 Cách cải thiện kỹ năng ứng xử giao tiếp

Kỹ năng ứng xử là một trong những yếu tố làm nên sự thành công trong công việc và cuộc sống. Ứng xử, giao tiếp tốt mang đến cho bạn nhiều cơ hội phát triển, có các mối quan hệ chất lượng và tạo nên sự tự tin từ bên…

3.5. Cuộc sống ý nghĩa hơn

Hãy dám bước ra khỏi vùng an toàn để thay đổi thói quen, sẵn sàng đối mặt với thử thách, bạn sẽ dạn dĩ, mạnh mẽ, thấy cuộc sống đáng tận hưởng hơn rất nhiều.

Bước ra khỏi vùng an toàn giúp cuộc sống ý nghĩa hơn
Thay đổi, rèn giũa bản thân, sẵn sàng đương đầu với trở ngại sẽ giúp bạn cảm thấy tự hào hơn về chính mình và thấy cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.

4. 7 cách giúp bạn bước ra khỏi vùng an toàn

Hành trình “phá kén” ra khỏi vùng an toàn được ví như một cuộc phiêu lưu với nhiều thử thách, nhưng không quá khó để bạn thực hiện. Bạn có thể từng bước “thoát” khỏi vùng an toàn bằng những cách dưới đây:

4.1. Đặt mục tiêu rõ ràng

Trước tiên, bạn xác định mục tiêu rõ ràng cho bản thân và sắp xếp theo quy luật: Thứ tự (việc gì bạn phải làm trước để làm tiếp việc khác) & Ưu tiên (việc gì quan trọng hơn và ít quan trọng hơn). Điều này giúp bạn dễ dàng hoạch định những công việc mình cần làm, biết được cần khắc phục điều gì để hoàn thiện bản thân. Lưu ý, nâng dần tiêu chuẩn của mục tiêu lên mỗi khi hoàn thành, từ đó có động lực để làm những việc to lớn hơn.

4.2. Xây dựng lộ trình chi tiết

So với chỉ nghĩ trong đầu, việc bạn vạch ra lộ trình rõ ràng và liệt kê các bước thực hiện góp phần gia tăng tỷ lệ đạt được mục tiêu hơn. Trong đó, lộ trình nên có những bước đột phá hay thử thách ở nhiều lĩnh vực. Qua đó giúp bạn vượt lên nỗi sợ và tự tin đón nhận nhiều điều mới mẻ, thay vì chỉ quanh quẩn những nội dung quen thuộc, an toàn.

4.3. Thay đổi dần những thứ quen thuộc

Tập làm quen với những điều mới, đưa bản thân vào môi trường xa lạ giúp bạn thích nghi dần với sự thay đổi và tiếp thu được nhiều kiến thức, văn hóa, cảm xúc mới hơn. Theo đó, bạn có thể bắt đầu từ những việc đơn giản như: 

  • Thử một món ăn mới.
  • Chuyển hướng sang một con đường khác thường ngày.
  • Đến phòng tập gym thay vì chỉ tập thể dục ở nhà một mình. Bằng cách này, bạn có thể tiếp xúc với nhiều người cùng chung chí hướng, từ đó tạo động lực phấn đấu hơn.
Tư duy mở là gì? Cách rèn luyện tư duy mở để phát triển bản thân

Thế giới hiện nay đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Để bắt kịp và dễ dàng hòa nhập với xu thế mới, bạn cần có tư duy mở. Vậy tư duy mở là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau. 1. Tìm hiểu tư duy mở…

4.4. Học thêm những kỹ năng mới

Trang bị cho bản thân các kỹ năng mới cũng là cách giúp bạn vững bước thoát khỏi vùng an toàn. Đó có thể là kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thấu cảm,… Khi trở thành một người có kiến thức và kỹ năng sâu rộng, bạn không chỉ khơi dậy sự tự tin, óc sáng tạo bên trong, qua đó còn có thể truyền cảm hứng và lan tỏa những giá trị hữu ích cho mọi người xung quanh.

Cách bước ra khỏi vùng an toàn
Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức cho bản thân là cách giúp bạn thoát ra khỏi vùng an toàn và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

4.5. Thực hiện từng bước nhỏ – đừng đốt cháy giai đoạn

Trong quá trình tìm cách bước ra khỏi vùng an toàn, đừng quá tạo áp lực cho bản thân. Chia những việc cần làm thành từng phần nhỏ, bạn sẽ cảm thấy mọi thứ dễ dàng thực hiện hơn và tránh được sai lầm không đáng có do sự vội vàng gây ra. Ngoài ra, khi đã hoàn thành một việc, đánh giá mức độ hoàn thành và xem xét lại liệu việc ấy có đúng như mình mong muốn hay không. Nếu công việc đã đạt quá dễ dàng, tăng độ khó của việc tiếp theo để thử thách bản thân.

4.6. Chấp nhận nỗi sợ hãi và đối mặt với nó

Nỗi sợ chính là thứ khiến ta có xu hướng trốn tránh cơ hội, thách thức mới như một bản năng và chỉ thích thu mình vào trong vùng an toàn. Chính vì thế, để bứt phá bản thân đạt được những thành công lớn, bạn cần chấp nhận nỗi sợ và dám đối diện với nó. Thử từ những điều nhỏ nhất như bắt chuyện với một người xa lạ, dám nêu lên ý kiến hay phát biểu ở công ty… Những giá trị mà bạn nhận được từ các hoạt động này chính là nền tảng giúp bạn dũng cảm thực hiện mọi điều lớn hơn.

Tư duy phản biện là gì? Cách rèn luyện tư duy phản biện

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tư duy phản biện được đánh giá là một trong những kỹ năng quan trọng mỗi người cần có. kỹ năng này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc thúc đẩy tính độc lập, nâng cao tính sáng tạo và…

4.7. Có người đồng hành chất lượng – người Khai vấn (Coach) 

Trên hành trình tìm cách bước ra khỏi vùng an toàn, sẽ có lúc cảm bạn thấy mệt mỏi, tự hỏi quyết định của mình liệu có đang đi đúng hướng. Lúc này, sự trợ giúp từ những khóa phát triển bản thân chính là “cánh tay trái” đắc lực đồng hành cùng bạn định hướng hành trình bứt phá.

Rất nhiều khách hàng đã lựa chọn dịch vụ Khai vấn cá nhân (Coaching 1:1) tại LCV, để giúp nuôi dưỡng nội lực – bứt phá trong cuộc sống cá nhân. Trong quá trình đồng hành cùng chuyên gia Khai vấn (Coach) được đào tạo bài bản để hỏi, để hỗ trợ khách hàng dựa trên các năng lực Khai vấn tiêu chuẩn ICF, trong môi trường an toàn – tin tưởng, bạn – người được Khai vấn  có thể:

    • Thoải mái chia sẻ những mong muốn, băn khoăn và thông suốt nội tâm để chăm sóc cuộc sống cá nhân.
    • Nhìn ra những điểm mù & rào cản bên trong tự mình không thấy được, để giải quyết từ cốt lõi vấn đề thật sự.
    • Từng bước thiết kế hành động để đạt được điều mình muốn, có người đồng hành trong suốt quá trình khám phá chính mình, hành động và nhìn lại bài học trên hành trình đó. 

Sau quá trình đồng hành Khai vấn, bạn sẽ:

    • Tăng khả năng tự nhận thức bản thân, biết mình thực sự muốn gì, cần gì, để tạo ra thay đổi bền vững thay vì nhất thời.
    • Biết cách định hướng, tăng nhận thức và quản lý cảm xúc của bản thân tốt hơn trong công việc và cuộc sống.
    • Tăng khả năng chịu trách nhiệm trước mọi vấn đề, từng bước làm chủ cuộc sống của mình.
Bước ra khỏi vùng an toàn bằng khai vấn coaching
Những câu hỏi Khai mở tư duy trong các phiên Khai Vấn Cá Nhân của LCV sẽ giúp bạn thông suốt nội tâm – nuôi dưỡng nội lực, để định hướng hành trình bứt phá theo cách riêng của mình.

Ngoài dịch vụ Khai vấn cá nhân, LCV còn có khóa đào tạo kĩ năng Khai vấn chuyên nghiệp Coaching Education Level 1. Khách hàng có thể đăng ký, để qua đó trang bị kĩ năng Khai vấn áp dụng và tạo ra sự thay đổi cho đời sống cá nhân và công việc – chăm sóc chính mình và hỗ trợ người khác (khách hàng, đồng nghiệp, người thân….)

>> Để tìm hiểu thêm về Dịch vụ khai vấn cá nhân (Coaching 1:1) hoặc chương trình Coaching Education Level 1, vui lòng liên hệ NGAY TẠI ĐÂY hoặc gọi đến Hotline 0976163941.

Hiểu rằng vùng an toàn là nơi cho bạn cảm giác thoải mái và quen thuộc, mà không phải lo lắng bất cứ điều gì. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không có nhiều động lực để đạt đến những mục tiêu cao hơn hay những thành tựu mới, cả trong công việc lẫn các lĩnh vực khác của cuộc sống. Chính vì thế, ngay hôm nay, bạn hãy ‘dám’ bước ra khỏi vùng an toàn và áp dụng những cách trong bài viết để có thể thông suốt nội tâm, tự tin bứt phá và từ đó tận hưởng cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn, ý nghĩa nhất!

QR_UI Trợ giúp