Cách thiết lập mục tiêu cá nhân giúp hoàn thiện bản thân

Sống có mục tiêu là động lực để bạn không ngừng phát triển, tạo nên nhiều giá trị và có cuộc sống hạnh phúc hơn. Theo đó thiết lập mục tiêu cá nhân là một kỹ năng quan trọng bạn không thể bỏ qua. Cùng LCV tìm hiểu cách lập mục tiêu cá nhân hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

1. Liệu có cần thiết lập mục tiêu cá nhân?

Thiết lập mục tiêu cá nhân là kỹ năng giúp bạn định hướng những mong muốn của bản thân trong cuộc sống, công việc và có kế hoạch rõ ràng để hiện thực hóa những điều này. 

Bạn không nhất thiết phải giữ cố định một mục tiêu. Ở mỗi giai đoạn, bạn sẽ có những mục tiêu khác nhau. Thông thường mục tiêu cá nhân được chia ra làm 2 loại: 

  • Mục tiêu ngắn hạn: Đây là những kế hoạch và dự định của bạn trong khoảng thời gian ngắn, trong ngày, trong tuần, trong tháng hoặc 2 – 3 năm.
  • Mục tiêu dài hạn: Đây là kế hoạch, mục tiêu của bạn trong một khoảng thời gian dài, 5 – 10 năm hoặc nhiều hơn. Ở phần mục tiêu dài hạn này, bạn sẽ vẽ nên một bức tranh lớn về sự nghiệp hay cuộc sống mình mong muốn đạt được, trong đó bao gồm nhiều mục tiêu ngắn hạn bổ trợ.

Thiết lập mục tiêu cá nhân là một kỹ năng rất quan trọng và cần thiết. Qua đó, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích như:

  • Biết được mình là ai và có khả năng gì.
  • Có định hướng phát triển rõ ràng và sắp xếp thời gian hợp lý.
  • Biết được điều gì là quan trọng và ưu tiên thực hiện trước.
  • Tạo động lực thực hiện mỗi ngày và sự tự tin trong mỗi quyết định của bạn.
  • Không tốn thời gian vào những việc không có ích.
  • Xác định được những trở ngại sắp gặp phải và có kế hoạch vượt qua chúng.
  • Sớm đạt được cuộc sống mình mong muốn.
Thiết lập mục tiêu để cuộc sống có ý nghĩa
Xây dựng kế hoạch cho những mục tiêu cá nhân là cách để bạn sống có ý nghĩa hơn.

2. Hướng dẫn xác định và lập kế hoạch cho mục tiêu cá nhân

Để đạt được dự định và mong muốn của bản thân, bạn cần có một bản kế hoạch mục tiêu cá nhân bài bản, rõ ràng với trình tự phù hợp. Dưới đây là gợi ý 8 bước xác định và lập kế hoạch mục tiêu để bạn tham khảo. 

2.1. Bước 1 – Xác định mong muốn và khả năng của bản thân

Đầu tiên, bạn cần xác định mong muốn ở những lĩnh vực quan trọng với bản thân, chẳng hạn như:

  • Gia đình: Bạn muốn kết hôn và trở thành người bố người mẹ tốt hoặc muốn mọi người trong gia đình nhìn nhận bạn là người như thế nào?
  • Sự nghiệp: Bạn muốn đạt được vị trí hay có thành tựu nào?
  • Tài chính: Bạn muốn có mức thu nhập bao nhiêu, tài sản tích lũy như thế nào?
  • Giáo dục: Bạn muốn học thêm kỹ năng gì, học ở đâu và cách học ra sao?
  • Sức khỏe: Bạn muốn có cơ thể săn chắc, khỏe mạnh hoặc muốn tập thêm một môn thể thao nào đó. Vậy lộ trình tập luyện, chế độ ăn uống ra sao?

Tiếp theo là xác định khả năng, năng lực của bản thân. Bạn áp dụng phương pháp SWOT để có cái nhìn tổng quan về chính mình. Cụ thể, SWOT bao gồm 4 yếu tố như sau:

  • Strengths (điểm mạnh): Đây là những điều bạn làm giỏi, làm tốt.
  • Weaknesses (điểm yếu): Đây là những thiếu sót, điểm chưa tốt của bạn.
  • Opportunities (cơ hội): Đây là những cơ hội từ môi trường bên ngoài liên quan đến bạn. Ví dụ như xu hướng ngành nghề của bạn được ưa chuộng, bạn được tham gia nhiều dự án, bạn có thời gian học thêm các kỹ năng ngoài giờ làm việc,…
  • Threats (thách thức): Đây là những khó khăn bạn cần vượt qua để phát triển bản thân tốt hơn. Ví dụ sự phát triển quá nhanh của công nghệ khiến bạn không kịp thích nghi với công việc,..
Vision Board là gì? Cách tạo bảng tầm nhìn ước mơ đơn giản

Một trong những trở ngại khiến bạn gặp khó khăn khi thực hiện hóa mục tiêu đó là không có tầm nhìn và sự hình dung rõ ràng về điều mình muốn. Đây là lúc mà bạn cần đến bảng tầm nhìn - Vision Board. Vậy Vision Board là gì?…

2.2. Bước 2 – Xác định mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn

Việc xác định loại mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn sẽ giúp bạn sắp xếp các việc cần làm dễ dàng và hiệu quả hơn.

  • Mục tiêu ngắn hạn: Hiểu rõ hơn thì đây là các đầu việc nhỏ như mỗi ngày dành ra 1 giờ để đọc sách, hoàn thành việc đọc một quyển sách mỗi tháng, một tuần học 3 buổi về kỹ năng mới và hoàn thành khóa kỹ năng này trong 3 tháng,…
  • Mục tiêu dài hạn: Bao gồm các mục tiêu lớn trong công việc như lên cấp quản lý/giám đốc, thành thạo một ngoại ngữ, xây nhà cho bản thân hoặc cho gia đình,…

2.3. Bước 3 – Đánh giá mức độ khả thi của mục tiêu

Sau khi đã có mục tiêu, bạn cần đánh giá mức độ khả thi, xem thử liệu thực hiện được hay không. Để kiểm tra độ khả thi của mục tiêu, áp dụng phương pháp SMART:

  • S – Specific (Cụ thể): Mục tiêu đã rõ ràng chưa, có ai hỗ trợ bạn thực hiện không.
  • M – Measurable (Khả năng đo lường): Có thể đo lường tính hiệu quả của mục tiêu hay không và bằng cách nào.
  • A – Achievable (Tính thực tế): Bạn có đủ kỹ năng hay công cụ để hoàn thành mục tiêu không, có gì đảm bảo cho sự thành công của mục tiêu.
  • R – Relevant (Tính liên quan): Mục tiêu có tính thống nhất, phù hợp với những đầu việc bạn dự định làm hay không.
  • T – Time-bound (Kỳ hạn): Thời gian thực hiện mục tiêu có rõ ràng không, đã phù hợp chưa.
cách thiết lập mục tiêu cá nhân ngắn hạn và dài hạn
Cần xem xét mức độ khả thi của mục tiêu trước khi bắt tay thực hiện, bạn nhé!

2.4. Bước 4 – Xác định các kiến thức, kỹ năng cần thiết 

Dựa trên mục tiêu đã đề ra, bạn xác định các kiến thức hay kỹ năng cần thiết để hỗ trợ cho việc hoàn thành mục tiêu của mình. Sau đó là lập kế hoạch cho việc học tập, thu nạp kiến thức. Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành một nhà quản lý thì kỹ năng quản trị nhân sự là rất cần thiết, bạn có thể trau dồi kỹ năng này. Hoặc nếu bạn muốn có cơ thể khỏe mạnh thì cần thường xuyên tập luyện đúng cách, hiểu biết về các loại thực phẩm để biết nên hoặc không nên sử dụng.

Tuổi 20 nên làm gì để không hối tiếc? 11 điều nên thực hiện

‘Thanh xuân như một tách trà, không ‘cháy’ hết mình phí hoài thanh xuân’ - Chính vì thế, ngay từ những năm 20, mỗi người nên tận dụng thời gian đó để thực thi đam mê bản thân. Vậy tuổi 20 nên làm gì để không phải nuối tiếc tuổi…

2.5. Bước 5 – Sắp xếp các đầu việc phải làm theo thứ tự ưu tiên

Tiếp đến là bạn sắp xếp các công việc và phân bổ thời gian thực hiện. Bạn cần xác định đâu là việc quan trọng nhất và ưu tiên làm trước, theo sau là những việc ít quan trọng hơn. Song song đó, thời gian thực hiện đầu việc cũng phải được sắp xếp hợp lý để đảm bảo năng suất và hiệu quả. 

2.6. Bước 6 – Dự đoán các trở ngại 

Bên cạnh liệt kê các việc cần làm, bạn cũng nên lường trước những khó khăn, rủi ro và có phương án dự phòng. Điều này giúp cho quá trình thực hiện mục tiêu của bạn không lệch hướng, hạn chế nguy cơ thất bại. Ví dụ, trước tình hình kinh tế khó khăn, bạn hoàn toàn có nguy cơ mất việc đột ngột. Khi đó, bạn cần có một khoản tài chính dự phòng đã được chuẩn bị từ trước để trang trải sinh hoạt hàng ngày và đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình học kỹ năng mới bạn đang theo đuổi.

Chuẩn bị cho trở ngại khi thiết lập mục tiêu cá nhân
Có sự chuẩn bị cho những trở ngại giúp bạn dễ dàng vượt qua khó khăn và đảm bảo tiến độ của kế hoạch mục tiêu.

2.7. Bước 7 – Đặt ra mốc thời gian hoàn thành

Thiết lập thời gian hoàn thành mục tiêu cụ thể như 1 tháng, 2 năm, 5 năm sẽ giúp bạn có động lực thực hiện. Đồng thời nếu xác định rõ thời gian hoàn thành, bạn sẽ dễ dàng phân bố thời gian hợp lý cho các đầu việc cần làm. 

2.8. Bước 8 – Đánh giá lại mục tiêu và điều chỉnh nếu cần

Trải qua một khoảng thời gian, sau khi hoàn thành các mục tiêu nhỏ, bạn cũng nên đánh giá lại về độ hiệu quả và mức độ hài lòng của mình. Sau đó điều chỉnh lại mục tiêu hay công việc nếu cần thiết. Chẳng hạn như, nếu mục tiêu quá dễ thực hiện thì hãy thử tăng độ khó lên, nếu mục tiêu quá khó thì tìm cách khắc phục hoặc đổi sang mục tiêu mới. 

25 tuổi nên làm gì để quy hoạch cuộc đời?

Độ tuổi 25 là giai đoạn mà không ít bạn trẻ cảm thấy chênh vênh, mất phương hướng khi mà không còn quá trẻ và vô tư nhưng lại chưa đủ trưởng thành, chín chắn. Vậy 25 tuổi nên làm gì để quy hoạch cuộc đời, định hướng phát triển…

3. Các nguyên tắc khi thiết lập mục tiêu cá nhân bạn cần biết

Khi lập mục tiêu cá nhân, dưới đây là các nguyên tắc bạn cần chú ý để kế hoạch đi đúng hướng và sớm đạt được mong muốn:

  • Đảm bảo mục tiêu mong muốn mang lại động lực lớn để bạn thực hiện.
  • Luôn chủ động, có tính tự giác và kiên trì khi thực hiện.
  • Tuân thủ thời gian đã đặt ra cho kế hoạch mục tiêu. 
  • Quản lý tiến độ và mức độ hoàn thành thường xuyên, đảm bảo kế hoạch mục tiêu diễn ra đúng như đã dự định. 
  • Không nên quá nôn nóng đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, nếu không tính toán cẩn thận bạn sẽ khó đạt được mục tiêu. 

Bài viết trên là hướng dẫn thiết lập mục tiêu cá nhân để bạn tham khảo. Để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch mục tiêu tốt hơn, bạn có thể tham gia các khóa học khai vấn để nâng cao nhận thức và hiểu rõ thêm về bản thân mình. 

Coaching Education Level 1 là khóa học khai vấn chuyên nghiệp của LCV theo tiêu chuẩn ICF, đạt tiêu chuẩn Level 1 đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. 

Với sự đồng hành cùng các chuyên gia khai vấn giàu kinh nghiệm, bạn sẽ được thực hành rèn luyện kỹ năng và nhận lời khuyên từ các chuyên gia. Từ đó, bạn sẽ biết cách tự định hướng, tăng nhận thức, thông suốt về bản thân và quản lý cảm xúc của mình tốt hơn trong công việc, cuộc sống.

thiết lập mục tiêu cá nhân ngắn hạn và dài hạn bằng coaching

Chương trình Coaching Education Level 1 được tổ chức dưới dạng lớp học trực tuyến với một lớp nhiều người, tiết kiệm thời gian và phù hợp cho người bận rộn. Ngoài ra, LCV còn có khóa học Khai Vấn Cá Nhân (1-1) dành cho những bạn muốn học riêng với chuyên gia khai vấn để được đồng hành sát sao hơn.

Liên hệ ngay với LCV tại https://lcv.com.vn/lien-he hoặc Hotline 0976163941 để được tư vấn chi tiết nhé!

QR_UI Trợ giúp