IQ và EQ là gì? Chỉ số nào quan trọng hơn?
IQ và EQ là 2 chỉ số liên quan đến trí tuệ và cảm xúc của con người, có khả năng tác động đến quá trình phát triển của từng cá nhân. Từ đó, có một câu hỏi trọng tâm được đặt ra là IQ và EQ cái nào quan trọng hơn để quyết định thành công? Cùng theo dõi bài viết sau đây để có hiểu biết bao quát hơn về hai chỉ số này nhé!
1. Chỉ số IQ và EQ là gì, bạn đã hiểu đúng?
IQ là thuật ngữ (viết tắt từ cụm từ Intelligence Quotient), được định nghĩa là chỉ số thông minh của não bộ con người. Việc xác định chỉ số IQ hướng tới mục đích đánh giá khả năng nhận thức, tư duy, phản xạ và giải quyết vấn đề. Theo đó, chỉ số IQ của người bình thường nằm trong ngưỡng 85-115. Trường hợp có chỉ số IQ vượt trội hơn được đánh giá là người sở hữu khả năng trí tuệ ưu tú, dễ dàng đạt được những thành tựu xuất sắc trong học tập và sự nghiệp.
EQ (viết tắt từ cụm Emotional Quotient) được hiểu là khả năng nhận diện, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và những người xung quanh. Đồng thời, trong khoa học, các nhà nghiên cứu sử dụng chỉ số này để đánh giá khả năng tưởng tượng và mức độ sáng tạo của mỗi cá nhân. Theo đó, chỉ số EQ trung bình của người bình thường trong khoảng 85-115.
Trường hợp chỉ số EQ đạt con số cao hơn được đánh giá là người sở hữu khả năng quản lý cảm xúc cực kỳ tốt, giàu tình cảm và thấu hiểu, cũng như rất lạc quan và chịu được áp lực cao.
2. So sánh sự khác biệt giữa chỉ số IQ và EQ
Chỉ số IQ và EQ có sự khác biệt cơ bản được thể hiện qua bảng so sánh chi tiết sau đây:
Đặc điểm | Chỉ số IQ | Chỉ số EQ |
Khả năng | – Xử lý thị giác và không gian.
– Trí nhớ làm việc và trí nhớ ngắn hạn. – Kiến thức về thế giới. – Dòng tư duy. – Tư duy định lượng. |
– Xác định cảm xúc.
– Kiểm soát cảm xúc của bản thân. – Đánh giá cảm xúc của người khác. – Sử dụng cảm xúc để hỗ trợ quá trình giao tiếp xã hội. – Kết nối với người khác. – Nhận ra cảm xúc của người khác. |
Công việc phù hợp | Nhà khoa học, bác học, nghiên cứu toán học, lập trình viên, bác sĩ, kỹ sư,… | Nhà văn, giáo sư, nhà triết học, tiến sĩ, bác sĩ tâm lý, quản lý nhân sự,… |
Phương pháp đo lường | Sử dụng các bài test bao gồm:
– The Stanford-Binet Intelligence Scale. – The Wechsler Adult Intelligence Scale. – The Wechsler Intelligence Scale for Children. – The Woodcock-Johnson Tests of Cognitive Abilities. |
Sử dụng các bài test như:
– Mayer-Salovey-Caruso Emotional Intelligence Test (MSCEIT). – Emotional and Social Competence Inventory (ESCI). |
3. Giữa IQ và EQ cái nào quan trọng hơn? Đâu là chỉ số bạn cần có?
Đã từng có một khoảng thời gian, chỉ số IQ được xem là yếu tố chính quyết định sự thành công của bất kỳ cá nhân nào. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành công của chúng ta trong công việc hay trong cuộc sống phụ thuộc 80% vào Thông Minh Cảm Xúc (EQ) và chỉ 20% vào Thông Minh Kiến Thức (IQ).
Giữa chỉ số IQ và EQ có mối liên hệ mật thiết góp phần giúp con người phát triển toàn diện về trí tuệ và cảm xúc. Trong đó, chỉ số IQ hỗ trợ quá trình tư duy logic, tính toán chuẩn xác, cũng như tiếp thu và ghi nhớ tốt. Còn chỉ số EQ cao giúp ta duy trì trạng thái bình tĩnh để đưa ra những quyết định có tầm nhìn xa và mang lại lợi ích thiết thực.
Chẳng hạn như trong môi trường làm việc, một người có chỉ số IQ cao sẽ thể hiện trình độ chuyên môn một cách xuất sắc, nhờ vậy dễ dàng được tuyển dụng và tạo sự chú ý từ cấp trên hoặc đồng nghiệp. Nhưng để phát triển lâu dài và thăng tiến trong sự nghiệp, họ cần trau dồi thêm về chỉ số EQ.
Ví dụ, một doanh nghiệp bảo hiểm cũng đưa nhận định chỉ số EQ cao ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ thành công trong kinh doanh. Điều này dựa vào kết quả cho thấy nhóm nhân viên có chỉ số thông minh cảm xúc thấp bán được hợp đồng có giá trị khoảng $54,000 – hoàn toàn thấp hơn con số nhóm nhân viên có chỉ số EQ cao đạt được là $114,000.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: những cá nhân có tiềm năng lãnh đạo mạnh mẽ thường thông minh hơn về mặt cảm xúc – chứng tỏ chỉ số EQ cao được xem là phẩm chất quan trọng đối với những nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp.
Từ đó, có thể thấy cả 2 chỉ số IQ và EQ đều rất quan trọng đối với mỗi cá thể. Vì thế, chúng ta cần biết cân bằng và vận dụng đúng cách để quản lý cuộc sống phù hợp theo ý mình hơn.
4. Lưu ngay những cách để cải thiện chỉ số IQ và EQ
Bên cạnh tìm hiểu IQ và EQ cái nào quan trọng hơn, bạn cũng cần cải thiện 2 chỉ số này thông qua những biện pháp sau đây:
4.1. Cách cải thiện IQ
Các hoạt động góp phần cải thiện IQ bao gồm:
- Tăng cường các hoạt động giúp cải thiện trí nhớ: Các hoạt động này có thể cải thiện chỉ số IQ cùng kỹ năng lập luận, ngôn ngữ. Trong đó bao gồm giải câu đố ghép hình, câu đố ô chữ, sudoku, trò chơi thẻ tập trung hoặc thẻ kết hợp…
- Thường xuyên đọc sách: Đây là thói quen có tác động tích cực đến sự phát triển nhận thức của con người. Đặc biệt, hoạt động này còn có tác dụng phát triển IQ, khả năng ngôn ngữ và nhận thức của trẻ nhỏ. Đồng thời khi cha mẹ và con cái cùng tham gia đọc sách giúp mối liên hệ được gắn kết thân mật hơn.
- Thực hành kỹ năng liên kết: Đây cũng là cách giúp cải thiện chỉ số IQ đáng kể. Trong đó phải kể đến hoạt động đọc các loại sách có ngôn ngữ so sánh đối tượng với nhau, kết nối “đây là gì” và “hành động nào”,…
- Học ngôn ngữ mới: Hoạt động này hỗ trợ kích thích não bộ hoạt động liên tục, thúc đẩy quá trình tư duy. Theo đó, bạn có thể trau dồi nhiều ngôn ngữ thông qua trò chuyện, tương tác trong thời gian 18-24 tháng.
- Chơi nhạc cụ giúp cải thiện chỉ số IQ: Nhiều nghiên cứu đưa ra nhận định những người làm trong lĩnh vực âm nhạc hoặc có liên quan đến âm nhạc thường có trí nhớ tốt hơn. Điều này được chứng minh dựa trên nhận định trí nhớ đóng vai trò quan trọng và có thể quyết định loại nhạc cụ bạn muốn theo học.
4.2. Cách nâng cao chỉ số EQ
Sau khi có lời giải đáp cho câu hỏi IQ và EQ cái nào quan trọng hơn, chắc hẳn bạn cũng mong muốn tìm kiếm các giải pháp nâng cao chỉ số EQ. Cụ thể là các hoạt động sau đây:
- Tìm cách hiểu chính mình: Để thấu hiểu bản thân hơn, bạn cần thành thật với cảm xúc và suy nghĩ của mình. Theo đó, hãy rèn luyện cách viết nhật ký để lưu lại những việc mình đã làm kèm theo sự thay đổi trong suy nghĩ và cảm xúc mỗi ngày. Ngoài ra, trò chuyện với chính mình, đặt câu hỏi về cảm xúc cũng là cách giúp bạn khám phá, hiểu hơn về bản thân.
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng quan trọng để vừa truyền đạt thông tin hiệu quả, vừa xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, tránh những mâu thuẫn không cần thiết.
- Kiểm soát ngôn ngữ mình hay sử dụng với chính mình và người khác: Ngôn ngữ nói với chính mình và người khác có sức ảnh hưởng lớn đến bản thân ta và các mối quan hệ xung quanh. Nếu có những cảm xúc khó chịu bên trong, bạn có thể quay về giải quyết từng chút một, chăm sóc cảm xúc của mình để bản thân nhẹ nhàng hơn trước khi giao tiếp hoặc tương tác với bên ngoài, nhằm hạn chế lan toả nguồn năng lượng tiêu cực đến những người xung quanh.
- Giữ tinh thần lạc quan: Tinh thần lạc quan giúp bạn có một tâm hồn cởi mở để tiếp nhận những điều tích cực, từ đó nâng cao trí tuệ cảm xúc. Không chỉ vậy, mọi người đều có xu hướng muốn làm việc và xây dựng mối quan hệ với người sống tích cực.
- Đặt mình vào vị trí của người khác: Sự đồng cảm là yếu tố quan trọng trong trí tuệ cảm xúc. Vì thế, trong từng hoàn cảnh cụ thể, bạn nên đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc và suy nghĩ của đối phương.
- Có người đồng hành trong quá trình khám phá chính mình: Quá trình khám phá bản thân, hiểu và quản lý nhiều cảm xúc phức tạp đôi khi sẽ gặp những trở ngại khiến bạn dễ bỏ cuộc. Vì thế, bạn cần một người đáng tin cậy để đồng hành (người thân, bạn bè, gia đình…), hoặc một người có chuyên môn (vd: chuyên gia Khai vấn – Coach, …) để khai thông suy nghĩ và rèn luyện giúp nâng cao trí tuệ cảm xúc.
Với toàn bộ chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc IQ và EQ cái nào quan trọng hơn với mình ở thời điểm hiện tại. Đừng quên điều cốt yếu là bạn cần thấu hiểu nội tâm, nhìn nhận điểm mạnh và yếu của bản thân, từ đó xây dựng cho chính mình hành trình phát triển riêng biệt và bền vững.
Khóa học LCV Be Strong Inside – Đào tạo Thông Minh Cảm Xúc – Khai mở sức mạnh nội lực Trải qua hơn 11 năm, LCV tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo, huấn luyện phát triển cá nhân và doanh nghiệp, dựa trên nền tảng Khai vấn nguyên thủy (Pure Coaching) và Thông minh Cảm xúc (EQ). Đặc biệt, các khóa học LCV Be Strong Inside được thiết kế dựa trên nền tảng khoa học não bộ và phù hợp với văn hóa người Việt, giúp học viên:
Để đạt những lợi ích trên, các khóa học LCV Be Strong Inside được chia sẻ bởi các Chuyên gia khai vấn tiêu chuẩn ICF – International Coaching Federation, và giàu kinh nghiệm thực tế, nghiêm túc với nghề. Bên cạnh tiếp nhận kiến thức và công cụ giúp mình quản trị cảm xúc, người tham dự chương trình được trải qua quá trình Khai vấn cùng các chuyên gia để có thể ứng dụng EQ vào đời sống (trong gia đình, công ty, dự định cá nhân) một cách trọn vẹn nhất. Chương trình bao gồm 04 ngày học online và 8 tuần đồng hành cùng Coach với 04 phiên khai vấn 1:1 giúp người học nắm vững nền tảng, áp dụng vào cuộc sống ngay trong thời gian diễn ra chương trình hoc. Bên cạnh đó, học viên sẽ được trải qua liệu trình thông suốt nội tâm cùng các chuyên gia, giúp làm hòa quá khứ, thông suốt hiện tại, rõ ràng tương lai. >> Để tìm hiểu thêm về nội dung chương trình và lịch khai giảng khóa học LCV Be Strong Inside cũng như các khóa học khác, vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY. |