Tuổi 20 nên làm gì để không hối tiếc? 11 điều nên thực hiện
‘Thanh xuân như một tách trà, không ‘cháy’ hết mình phí hoài thanh xuân’ – Chính vì thế, ngay từ những năm 20, mỗi người nên tận dụng thời gian đó để thực thi đam mê bản thân. Vậy tuổi 20 nên làm gì để không phải nuối tiếc tuổi trẻ? Mời bạn cùng khám phá trong bài viết dưới đây!
1. 20 tuổi: Hãy dám đam mê và đừng ngần ngại thất bại
Tuổi 20 là thời điểm bạn ở ngấp ngưỡng cánh cửa cuộc đời với nhiều suy nghĩ: Sau đại học, tôi sẽ làm gì? Đi làm hay tiếp tục học? Và quan trọng đam mê của tôi là gì?
Trong thời đại hiện nay, thực trạng 20 TUỔI KHÔNG CÓ ĐAM MÊ không hiếm gặp. Điều này đa phần xuất phát từ việc các bạn chưa nhận ra giá trị mong muốn thật sự của mình là gì. Vì vậy, dù trong người luôn tràn đầy sức trẻ với biết bao dự định ấp ủ, nhưng vẫn còn băn khoăn, nghi ngại về thực lực bản thân khiến mọi thứ trở nên mơ hồ.
Hiểu rằng mỗi độ tuổi sẽ có những mối lo riêng, song đừng để cuộc sống và đam mê trôi tuột theo thời gian. Đặc biệt ở tuổi 20, bạn hoàn toàn có thể cháy hết mình với những hoài bão, vì chưa đảm nhận nhiều trách nhiệm lớn lao về tài chính, gia đình. Điều quan trọng là bạn cần biết khơi gợi và nuôi dưỡng đam mê của chính bản thân mình.
2. Tuổi 20 nên làm gì để sống trọn với tiềm năng của mình? 10 gợi ý cho bạn trải nghiệm:
Dưới đây là 10 điều mà chúng ta có thể làm khi chạm mốc 20, để từng bước làm chủ tuổi trẻ của mình, sống trọn với tiềm năng mình có:
2.1. Học hỏi thêm các kỹ năng mềm cần thiết
Nhằm tạo bước đệm nhảy vọt cho công việc, bên cạnh trang bị kiến thức chuyên môn vững chắc từ trường học, bạn đừng quên học tập thêm những kỹ năng mềm cần thiết như giao tiếp ứng xử, thuyết trình, tư duy phản biện, khả năng làm việc nhóm… Trong đó, cách để bạn trau dồi các kỹ năng kể trên đơn giản mà hiệu quả là hãy năng nổ tham gia các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa, giao lưu với bạn bè, tiền bối.
2.2. Tự đặt câu hỏi cho bản thân mỗi ngày
Thay vì mải mê tìm kiếm những khóa học đầu tư làm giàu, bí quyết để thành công nằm ở việc tự vấn bản thân mỗi ngày. Đây là chìa khóa quan trọng giúp mỗi người khám phá bản thân và hiểu rõ giá trị thật sự mà mình mong muốn.
Bạn có thể tự đặt những câu hỏi như:
Tôi có thể làm gì để ngày mai tiến bộ hơn hôm qua?
Ai là người truyền cảm hứng cho tôi, để tôi có thể học hỏi theo?
Điều gì khiến tôi chưa có được điều mình muốn, tôi muốn thay đổi cách làm như thế nào?…
Bằng cách thực hành đều đặn, bạn sẽ nhận ra gốc rễ của vấn đề đang cản bước và dễ dàng nhìn thấy hành trình muốn đi, từ đó bản thân có động lực vững tin theo đuổi đam mê của mình.
2.3. Học cách quản lý thời gian
Nếu chưa biết nên làm gì ở tuổi 20, bạn hãy học cách quản lý và lên kế hoạch sử dụng quỹ thời gian kể từ bây giờ. Dù thời gian mỗi người đều chỉ có 24 giờ/ngày, nhưng nếu biết cách phân bổ thì chắc chắn năng suất làm việc sẽ cao hơn và bạn có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu mong muốn. Một số mẹo để bạn “hack” thời gian hiệu quả là: Nên sắp xếp công việc hàng ngày dựa trên tầm quan trọng và tính khẩn cấp, ưu tiên việc quan trọng vào buổi sáng, tìm ra khung giờ “vàng” của bản thân để hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
2.4. Vạch ra mục tiêu rõ ràng để thực hiện
Để tuổi trẻ không trôi qua một cách lãng phí, mỗi người cần xác định và vạch ra bảng kế hoạch mục tiêu cá nhân ngắn hạn và dài hạn rõ ràng. Ví dụ, ước mơ của bạn là trở thành kỹ sư (mục tiêu dài hạn). Nhưng, trước khi “chạm tới” ước mơ đó, có một số mục tiêu ngắn hạn mà bạn cần phải vượt qua như đạt thành tích tốt trong kỳ thi tuyển sinh, hoàn thành chương trình học tập ngành kiến trúc và thực tập công việc liên quan.
Tốt nhất, khi đã hình thành được một bức tranh lớn, bạn hãy bắt đầu suy nghĩ về những mục tiêu nhỏ hơn và thời gian bao lâu để đạt được chúng. Mục tiêu ngắn hạn nên được xếp từ danh sách những việc cần làm trong ngày, sau đó là mục tiêu nhất định hoàn thành mỗi tuần/tháng. Tiếp đến, bạn tăng dần lên những mục tiêu một năm, mục tiêu trung hạn từ 2 – 3 năm và mục tiêu dài hạn từ 3 – 5 năm.
2.5. Tập xử lý các vấn đề bằng chính sức mình
Những tình huống phát sinh trong công việc, cuộc sống có thể diễn ra hàng ngày và bạn khó lòng tránh khỏi. Lúc này, thay vì chờ đợi sự trợ giúp từ người khác, bạn nên tự mình tìm ra hướng giải quyết để từ đó có thêm kinh nghiệm, tăng sự tự tin và thúc đẩy khả năng làm việc độc lập hơn.
Để đưa ra cách xử lý tối ưu, bạn cần nhìn nhận, phân tích gốc rễ của vấn đề ở nhiều khía cạnh. Trong quá trình phân tích, bạn nên thực hiện một cách cẩn thận, không quá vội vàng mà bỏ sót bất kỳ chi tiết, thông tin nào. Đồng thời, sau mỗi lần giải quyết vấn đề, bạn hãy xem xét và đánh giá quá trình cũng như kết quả đạt được, ngẫm lại lỗi sai và đúc kết phương án khắc phục cho những vấn đề tiếp theo.
2.6. Học cách tiết kiệm cho tương lai
Học cách tiết kiệm tiền là giải đáp cho thắc mắc tuổi 20 nên làm gì. Bằng việc chi tiêu hợp lý, bạn có thể tạo dựng nền tảng tài chính vững chắc để đạt được những dự định mong muốn, có cuộc sống thoải mái và tránh được nhiều rủi ro về sau.
Để thực hiện, bạn cần lập ra ngân sách chi tiêu chi tiết, chia các khoản thành nhiều mục như chi phí học tập, chi phí sinh hoạt, tiết kiệm… kèm hạn mức cụ thể. Đồng thời, hãy ghi chú thu chi cá nhân vào sổ tay, excel hoặc các ứng dụng hỗ trợ quản lý trên điện thoại. Điều này sẽ giúp bạn chi tiêu theo đúng kế hoạch và hạn mức đã đặt ra, tránh lạm chi dẫn đến thâm hụt.
2.7. Thường xuyên cập nhật thông tin, đọc sách
Tập theo dõi những tin tức, sự kiện mới nhất trên các bản tin thời sự từ nhiều nguồn là thói quen hữu ích mà các bạn trẻ nên có. Việc này giúp bạn nắm được các thông tin cần thiết để có sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình sắp tới. Lưu ý, bạn nên chọn lọc tin kỹ càng và có kiểm chứng từ nhiều nguồn uy tín để tránh sai lệch thông tin.
Bên cạnh đó, để thu nạp thêm kiến thức và cải thiện khả năng tư duy logic, bạn cũng nên chú trọng đọc sách mỗi ngày. Bởi hiểu biết rộng, thấu hiểu bản thân là một trong những yếu tố giúp bạn làm chủ cuộc sống.
2.8. Tìm kiếm cơ hội thực tập thực tế
Hầu hết các bạn sinh viên đều có cùng thắc mắc “Có nên đi làm thêm hay không? Nếu có thì nên làm gì ở tuổi 20?”. Theo đó, thay vì lao vào việc kiếm tiền với công việc part-time, bạn nên tìm kiếm cơ hội để thực tập đúng với chuyên môn của mình. Chẳng hạn như, nếu bạn học sư phạm hãy đi dạy thêm, bạn học marketing hãy “đầu quân” vào một công ty nào đó chuyên về lĩnh vực marketing, hay bạn học thiết kế đồ họa hãy đi tìm những công việc freelance thiết kế poster, banner quảng cáo…
Tuổi 22 là khoảng thời gian đẹp đẽ khi bạn có sức trẻ , có ước mơ, tương lai rộng mở mà không phải mang trên vai nhiều trọng trách. Nhưng 22 cũng là độ tuổi đầy ắp những điều chông chênh, khó khăn khi mới ra trường, không kinh…
2.9. Mở rộng tầm nhìn với những chuyến đi xa
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” – Câu tục ngữ của ông bà ta là lời khuyên mỗi người không nên chỉ bó buộc kiến thức trong sách vở, mà cần phải đi đó đây để mở mang tầm mắt và nâng cao vốn hiểu biết. Đặc biệt ở tuổi 20, bạn tràn đầy nhiệt huyết và rất linh hoạt để khám phá những điều mới mẻ. Vì thế, đừng ngần ngại xách balo lên và đi trải nghiệm ở một vùng đất mới, tiếp xúc với những con người, phong tục, lối sống khác để bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân… Tin chắc bạn sẽ học hỏi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm để áp dụng vào cuộc sống lẫn công việc về sau.
2.10. Tạo dựng các mối quan hệ trong cuộc sống
Việc bạn nên làm tiếp theo ở tuổi 20 là tạo lập mối quan hệ thân thiết với thầy cô, bạn bè hay những bậc tiền bối mà bạn ngưỡng mộ về chuyên môn. Việc nuôi dưỡng những mối quan hệ này không chỉ giúp bạn thu nạp được thêm kiến thức, lắng nghe những chia sẻ hữu ích; mà qua đó họ còn góp phần dẫn dắt, giới thiệu cho bạn công việc tốt và mang đến cơ hội thăng tiến trong tương lai.
Có thể nói, tuổi 20 chính là giai đoạn quan trọng, mang tính bước ngoặt để các bạn trẻ có thể mở ra cánh cửa cuộc đời nhiều thú vị. Nhưng trước khi bước vào cánh cửa ấy, bạn cần xác định niềm đam mê thật sự của mình và lấy đó làm giá trị căn bản để theo đuổi. Dẫu biết có vô vàn sự kiện trong cuộc sống có thể cản bước, nhưng đừng chùn chân mà hãy là người cầm lái cho hành trình đi tìm đam mê của bản thân.
HÀNH TRÌNH TUỔI 20S – CƠ HỘI ĐỂ HIỂU MÌNH VÀ TỰ TIN THỰC HIỆN BỨC TRANH CUỘC SỐNG NHƯ MONG MUỐN Nếu vẫn đang còn mắc kẹt trong vòng xoáy suy nghĩ chưa biết tuổi 20 nên làm gì, hay 20 tuổi không có đam mê rõ ràng, bạn hãy thử trải nghiệm khóa Hành Trình Tuổi 20s do LCV tổ chức. Chương trình được thiết kế giúp mỗi người tham gia trải qua giai đoạn tuổi trẻ của mình một cách rõ ràng, tự tin và thông suốt! Bằng nền tảng Khai vấn (Coaching) và Thông Minh Cảm Xúc (EQ), các chuyên gia khai vấn tận tâm, giàu kinh nghiệm thực tế của LCV sẽ hỗ trợ các bạn thiết kế bức tranh cuộc đời và lên kế hoạch từng bước thực hiện. Từ đó đạt được mọi điều mình mong muốn trong sự nghiệp, tài chính, mối quan hệ… Đặc biệt, mỗi học viên sẽ được trải nghiệm các phiên đồng hành riêng (Đào sâu và đồng hành cá nhân) từ đội ngũ Coach chuyên nghiệp của LCV, giúp bạn có thể nhìn thẳng vào những rào cản của bản thân, và phá vỡ chúng để trở thành phiên bản tốt nhất. Hơn hết, nội dung chương trình hoàn toàn dựa vào những mục tiêu, câu hỏi, trăn trở bên trong của chính học viên… để cùng các Coach giải quyết những thắc mắc đó, cho bạn dễ dàng phát triển bản thân và thấu hiểu chính mình một cách sâu sắc. Liên hệ đến LCV để được tư vấn chi tiết về chương trình Hành Trình Tuổi 20s! *Đơn vị tổ chức: LCV – đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo và phát triển Khai vấn tại Việt Nam từ 2013 theo tiêu chuẩn của ICF (Liên đoàn Khai vấn Quốc tế). |