Tâm tĩnh lặng là gì? Cách luyện tâm tĩnh lặng mỗi ngày

Cuộc sống bộn bề vất vả khiến chúng ta phải đối diện với nhiều căng thẳng và mệt mỏi. Nhưng, nếu có cách nuôi dưỡng tâm tĩnh lặng, mỗi người có thể buông bỏ được phiền muộn để tận hưởng những điều mình muốn. Vậy, tâm tĩnh lặng là gì và làm thế nào cảm nhận được sự bình yên, tĩnh lặng từ bên trong tâm hồn? Mời bạn tiếp tục tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ điều này!

1. Tâm tĩnh lặng là gì?

Tâm tĩnh lặng là trạng thái tâm trí được nghỉ ngơi, không có suy nghĩ hay lo lắng bất cứ điều gì. Khi nuôi dưỡng tâm tĩnh lặng, mỗi người có thể cảm nhận được bình yên trong tâm hồn, đồng thời đây cũng là bí quyết kiểm soát cảm xúc tiêu cực, điều chỉnh hành vi phù hợp và khéo léo để không tổn thương đến người khác. Nhờ vậy, mối quan hệ xung quanh được duy trì và phát triển tốt đẹp, lâu dài. 

2. Điều gì khiến tâm không tĩnh lặng được?

Trong đời sống hàng ngày có vô vàn tác nhân (bối cảnh đời sống đang có nhiều cơ hội và thách thức) khiến ta có cảm xúc không thoải mái như sự nóng giận, lo lắng, bất an, đau lòng,… Nhiều người cho rằng nếu ta kìm nén/trốn tránh cảm xúc bằng những niềm vui nhất thời, làm phân tâm mình bằng phim ảnh, ăn uống, vùi đầu vào công việc,… là cách để tâm tĩnh lặng, bình an. 

Tuy nhiên, trên thực tế, cảm xúc nặng nề ấy không được giải quyết một cách thấu suốt mà chỉ tạm thời bị kìm nén/trốn tránh và tích tụ ngày qua ngày. Kết quả là dễ gây ra tình trạng mất kiên nhẫn, thiếu kiềm chế trong hành động và thái độ sống, từ đó cản trở mỗi người có được tâm tĩnh lặng, bình an thật sự.

3. TOP 9 cách để giữ tâm trí tĩnh lặng trong cuộc sống

Để nuôi dưỡng tâm tĩnh lặng, dưới đây là 10+ cách mà bạn có thể tham khảo:

3.1. Hít thở

Hít thở sâu là một cách để giúp tâm trí được thư giãn và tìm lại trạng thái cân bằng. khi hít thở sâu, dây thần kinh phó giao cảm sẽ được kích thích và sản sinh ra nhiều hormone tích cực. 

Để hít thở sâu đúng cách, bạn hãy tìm một nơi thoải mái, ngồi hoặc nằm và đặt tay lên bụng. Tiếp đó là hít từ từ vào bằng mũi rồi nín thở khoảng 1 – 2 giây, bạn sẽ cảm thấy bụng phồng lên dưới bàn tay. Sau đó thở từ từ ra bằng miệng, lúc này bạn sẽ thấy bụng bắt đầu xẹp xuống. Hãy thực hiện hít thở sâu khoảng 6 nhịp thở trong 1 phút. 

Luyện tập hít thở sâu để tâm tĩnh lặng
Hít thở sâu giúp tinh thần của bạn tốt hơn, giảm thiểu sự căng thẳng và khó chịu.

3.2. Tập luyện thể chất

Tập thể dục thường xuyên có tác dụng giải phóng endorphin (hormone hạnh phúc của cơ thể), từ đó cải thiện tâm trạng và tinh thần, giảm cảm giác lo lắng, tâm trí được thoải mái. Hãy duy trì thói quen tập thể dục với môn thể thao yêu thích hàng ngày vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối sau khi tan làm để nâng cao sức khỏe tinh thần. Một số gợi ý môn thể thao như đi bộ, chạy bộ, thể dục nhịp điệu, chơi tennis, bơi lội, đạp xe,…

3.3. Ưu tiên hoạt động ngoài trời

Khi bạn cảm thấy tâm trí rối bời, có những cảm xúc tiêu cực thì đừng nên quẩn quanh trong phòng mà hãy bước ra khỏi nhà. Môi trường thoáng đãng bên ngoài cùng với khung cảnh thiên nhiên sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, giảm căng thẳng và thay đổi tâm trạng hiệu quả. Theo đó, bạn có thể thử một số hoạt động ngoài trời nhẹ nhàng như ngắm cá bơi, làm vườn, chơi đùa với thú cưng, dắt chó đi dạo,…

3.4. Tập yoga 

Bài tập yoga giúp kích thích sản sinh endorphin kết hợp kéo giãn các cơ, giúp bạn giải tỏa căng thẳng, cảm thấy dễ chịu và sảng khoái hơn. Chưa kể, một số bài tập còn đòi hỏi sự tập trung cao, giúp tâm trí dẹp bỏ những phiền muộn sang một bên để tâm hồn hoàn toàn được nghỉ ngơi và thư giãn. Bạn có thể kết hợp tập Hatha Yoga, Yoga Nidra với phương pháp hít thở sâu để giảm căng thẳng hiệu quả hơn. 

Tập yoga để tâm tĩnh lặng
Tập yoga mang lại tinh thần thư thái và dễ chịu, xoa dịu những cảm xúc tiêu cực trong bạn.

3.5. Học thiền

Thiền định là một phương pháp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần như giải tỏa căng thẳng, kiểm soát lo lắng, tăng sự tập trung và tạo sự bình yên trong tâm trí. Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật thiền định như thiền định cơ bản, thiền chánh niệm, thiền tâm linh, thiền tập trung, thiền vận động. Bạn hãy chọn một kiểu thiền yêu thích, thực hiện mỗi ngày ở không gian yên tĩnh với tư thế ngồi đúng (chân bắt chéo, chân trái đặt lên đùi phải và ngược lại; vai thả lỏng và hạ thấp; thẳng lưng nhưng không kéo căng; đầu hướng về phía trước, cằm hơi thu vào;…).

3.6. Thư giãn và nghỉ ngơi

Nếu tâm trí bạn đang quá căng thẳng và nặng nề thì hãy tạm dừng công việc lại. Nên dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ một giấc, đi dạo, tập thể dục hay nói chuyện với bạn bè để giải tỏa tâm trạng khó chịu, sạc đầy năng lượng. Nhờ vậy, tinh thần của bạn cũng sẽ được cải thiện, trở nên thoải mái, thư giãn.

8 cách yêu thương chính mình để sống hạnh phúc mỗi ngày

Bạn có bao giờ muốn làm hài lòng người khác mà bỏ qua cảm nhận của chính mình? Hay tỏ ra bất mãn khi thấy những việc mình làm không mang lại kết quả như mong đợi? Đây là tình trạng chung của nhiều người, bởi cuộc sống của họ…

3.7. Nghe nhạc 

Nghe nhạc cũng là cách giúp tâm tĩnh lặng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Âm nhạc có thể làm giảm sự kích hoạt của tế bào thần kinh đến hạch hạnh nhân trong não (nơi xác định và xử lý các cảm xúc). Từ đó giúp giảm bớt sự căng thẳng và các hành vi bộc phát không phù hợp. Khi chọn nhạc, bạn nên ưu tiên nhạc có tiết tấu chậm, ít lời và khi nghe nên thả lỏng theo giai điệu của bài hát.

Nghe nhạc để giữ tâm tĩnh lặng
Âm nhạc là một liệu pháp giúp tâm tĩnh lặng mà bạn nên thử.

3.8. Giúp đỡ người khác

Giúp đỡ người khác mang lại nhiều niềm vui, sự hạnh phúc, giảm bớt căng thẳng và tăng sự kết nối với mọi người. Bạn có thể giúp đỡ nhiều người thông qua các hoạt động thiện nguyện hoặc đơn giản là tâm sự, chia sẻ với người thân đang gặp khó khăn trong cuộc sống. 

Lòng biết ơn là gì? Cách sống biết ơn để hạnh phúc hơn

Bằng cách biết ơn những điều nho nhỏ trong cuộc sống, ta mới có thể thương mình - thương người trọn vẹn. Vậy lòng biết ơn là gì? Làm sao để duy trì cách sống biết ơn mỗi ngày? Cùng LCV tìm hiểu nhé! 1. Lòng biết ơn là gì?…

3.9. Học cách hiểu và quản lý cảm xúc 

Cảm xúc quyết định và chi phối hầu hết tất cả mọi khía cạnh trong cuộc sống mỗi người. Để nuôi dưỡng tâm tĩnh lặng, việc hiểu và quản lý các cảm xúc, bao gồm những cảm xúc thoải mái (háo hức, vui, hạnh phúc, …) và không thoải mái (buồn, giận, sợ, chán nản, lo lắng….) là vô cùng thiết yếu. Nếu ta trở thành nô lệ của cảm xúc, hành động và lựa chọn hoàn toàn 1 cách cảm tính – thì đứng trước nhiều thử thách của cuộc sống khiến cảm xúc quá mạnh, ta sẽ khó mà bình an và vững vàng làm chủ tình thế.

Tuy rằng quá trình hiểu và quản lý cảm xúc không hề dễ dàng, nhưng nếu có sự hướng dẫn từ các chuyên gia sẽ giúp bạn thông suốt và thấu tỏ hơn. Khóa học Thông Minh Cảm Xúc tại LCV với các chuyên gia khai vấn đạt tiêu chuẩn ICF cùng đồng hành với từng học viên qua các phiên khai vấn. Thông qua đó, người học sẽ xây dựng nên thói quen ứng dụng EQ trong cuộc sống và công việc, tạo thành một lối sống và sự bền vững lâu dài, rèn luyện tâm tĩnh lặng.

Khi đã hiểu mình, bạn sẽ có thể yêu thương chính mình đúng cách, biết điều gì là phù hợp với mình để nuôi dưỡng tâm tĩnh lặng trong nhiều khía cạnh cuộc sống (sự nghiệp, phát triển bản thân, mối quan hệ với đồng nghiệp, gia đình,…). Đặc biệt, hiểu mình – quản lý là cách giúp tâm bình an, vững vàng vượt qua các giai đoạn khó khăn, khủng hoảng.

Giữ tâm tĩnh lặng bằng khóa học Thông minh cảm xúc
LCV đồng hành cùng bạn trên con đường tìm hiểu bản thân, làm chủ cảm xúc để cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn.

Chương trình được thiết kế với 04 ngày học online, 8 tuần đồng hành xuyên suốt và 04 phiên khai vấn 1:1 với mục đích giúp người học có nền tảng căn bản và thực hành áp dụng ngay tại thời điểm diễn ra khóa học. Đồng thời, bạn còn có sự đồng từ các chuyên gia để thấu hiểu nội tâm trong suốt hành trình quá khứ đến hiện tại, từ đó có cách nhìn rõ ràng về tương lai.

Liên hệ ngay với LCV qua https://lcv.com.vn/lien-he hoặc Hotline 0903302272 để được tư vấn rõ hơn!

Có thể thấy, tâm tĩnh lặng là khi bạn tìm được sự bình yên trong tâm hồn, chẳng còn vướng bận đến những vấn đề xung quanh mà chỉ tập trung vào cảm xúc của chính mình. Hãy nuôi dưỡng tâm trí tĩnh lặng để cuộc sống thêm hạnh phúc và bền vững hơn bạn nhé!

QR_UI Trợ giúp