3 Lỗi Thường Gặp Khi Quản Lý Cảm Xúc: Bạn có đang mắc phải?
Quản lý cảm xúc của bản thân tưởng chừng là việc dễ dàng, nhưng khi phải đối mặt với các cảm xúc quá phức tạp, không có người đồng hành… khiến nhiều người cảm thấy khó khăn và dần rơi vào bế tắc.
Khảo sát từ TalentSmart cho biết, cứ 3 người thì có 2 người không nhận diện được cảm xúc bản thân, từ đó không hiểu để quản lý cảm xúc. Nếu muốn đánh giá mức độ thông minh cảm xúc của mình, bạn hãy tự vấn qua một vài câu hỏi như sau: Bạn xử lý những căng thẳng, stress trong cuộc sống như thế nào? Những vấn đề bạn gặp phải được giải quyết triệt để, hay chỉ là dồn nén, trốn tránh? Với những chuyện bất như ý, cách bạn hành xử với cảm xúc khó chịu là thấu đáo hay nóng vội, bộc phát? Mối quan hệ của bạn với những người xung quanh đang ra sao?
Các chuyên gia khai vấn tại LCV lắng nghe và đặt câu hỏi khai mở, nhằm giúp khách hàng tự hỏi nội tâm để tìm câu trả lời, từ đó thấu hiểu bản thân cần gì và đưa ra quyết định
Trong đó, có một số lý do khiến một người biết EQ nhưng vẫn chưa học được cách quản lý cảm xúc đến từ việc:
Thứ nhất là sự lầm tưởng “biết là làm được”
Hầu hết mỗi người khi tìm hiểu các bước quản lý cảm xúc đều tin chắc rằng khi khó khăn xảy đến, chỉ cần bản thân bình tĩnh là quản lý được. Theo khoa học não bộ, những kiến thức này được sẽ tiếp nhận vào phần vỏ não trước trán (prefrontal cortex), nhưng khi có cảm xúc mạnh, phản ứng của bạn lại bị điều khiển bởi 1 vùng não khác (amygdala – hạch hạnh nhân).
Chính vì lẽ đó, nếu không biết cách giúp amygdala bớt rung khi đụng chuyện thật, thì lý trí khó lòng minh mẫn vận dụng kiến thức đã học. Từ đó dẫn đến sự tỉnh táo mất đi và bạn phản ứng rất bản năng.
Dễ nhận thấy là khi con không nghe lời, điều bạn mong muốn trong suy nghĩ là bình tĩnh trao đổi để hiểu con. Nhưng trên thực tế (khi chưa biết cách quản lý cảm xúc), điều bạn làm lại là khó chịu, la mắng con. Việc này cũng xảy ra tương tự trong công việc. Theo đó, mỗi khi nhân viên trễ hạn nộp báo cáo, bạn muốn mình sẽ bình tĩnh để trao đổi hiệu quả. Song trái ngược với suy nghĩ, bạn vẫn kìm nén cơn giận nhưng bày tỏ thái độ bực dọc.
Đây cũng là hệ quả phổ biến ở các khóa đào tạo ngắn hạn về EQ, tại lớp các học viên ứng dụng khá hiệu quả. Nhưng đến khi quay về nhịp sống cũ, gặp lại tình huống – môi trường – tác nhân cũ vẫn phản ứng theo thói quen.
Thứ hai là cảm xúc quá phức tạp nhưng không có người đồng hành
Sau khi trải qua quá trình hỗ trợ hơn 1.000 khách hàng, LCV đúc kết rằng, những cảm xúc nặng nề không được bộc lộ mà chôn giấu tận sâu trong lòng là một trong những yếu tố chi phối mọi mặt cuộc sống của một người. Bởi không dám đối mặt với cảm xúc mà người đó rất khó để vượt qua khó khăn mỗi khi có chuyện bất ngờ xảy đến.
Tình trạng này có thể diễn ra với bất kỳ ai – từ học sinh, sinh viên đến các chủ tịch tập đoàn, hay từ trẻ nhỏ đến phụ huynh… Vì vậy có thể nói, việc có một người đáng tin cậy để chia sẻ nỗi niềm, cảm xúc là cách góp phần giúp mỗi người dám nhìn thẳng vào vấn đề, nhận thức, thấu hiểu để từ đó tạo nên bước chuyển lớn trong đời.
Hiểu được giá trị này, những chuyên gia khai vấn tại LCV đã áp dụng mô hình khai vấn (Coaching) để hỗ trợ khách hàng. Bằng cách đặt những câu hỏi khai mở để mỗi người có dịp thả lỏng bản thân, nhìn xoáy vào câu chuyện, cảm xúc chi phối mình và dần tìm được phương án giải quyết triệt để.
Khách hàng được đào tạo khai vấn bởi chuyên gia Hoàng Thanh Phong (Ảnh: LCV).
Thứ ba là xem EQ như một kỹ năng muốn thuần thục nhanh chóng
Đa phần các học viên trong quá trình rèn luyện EQ đều nôn nóng muốn thấy kết quả ngay. Tuy nhiên, do trước giờ không có thói quen sống chậm để quan sát, hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân, nên khi gặp trở ngại hoặc nhận thấy thời gian hoàn thành quá lâu đều băn khoăn muốn ngừng lại.
Song, mỗi người cần hiểu rằng, EQ là một năng lực cần được rèn luyện mỗi ngày. Để việc rèn luyện cảm xúc trở thành lối sống, bạn nên thực hành đơn giản – phù hợp nhất có thể cho mình. Cùng với đó là sự đồng hành – lắng nghe đến từ những mối quan hệ chất lượng xung quanh, hoặc có thể từ những người khai vấn.
Trong triết lý đào tạo các chương trình dài hạn của LCV, đơn cử như khóa học LCV Be Strong Inside – Đào tạo Thông Minh Cảm Xúc, các học viên sẽ được khai vấn 1-1 cùng chuyên gia để qua đó nhìn rõ cảm xúc, từng bước chuyển hóa các niềm tin bên trong; vừa có bạn đồng môn cùng thực hành các thói quen phát triển EQ.
Chương trình bao gồm 04 ngày học online và 8 tuần đồng hành xuyên suốt qua 04 phiên coaching 1:1 giúp người học nắm vững nền tảng, áp dụng ngay vào cuộc sống trong thời gian diễn ra chương trình hoc. Ngoài ra, người tham gia sẽ được trải qua quá trình thông suốt nội tâm cùng các chuyên gia, giúp làm hòa quá khứ, thông suốt hiện tại, rõ ràng tương lai.
Không gian lớp học LCV rộng rãi, tạo điều kiện cho học viên ngồi thành nhóm để dễ dàng học nhận diện và hiểu cảm xúc (Ảnh: LCV).
Nhìn chung, theo ông Hoàng Thanh Phong (chuyên gia khai vấn – đồng sáng lập LCV), người đã có kinh nghiệm đồng hành cùng nhiều lãnh đạo và cá nhân trong giai đoạn chuyển đổi quan trọng (từ phó lên tổng, từ quản lý cấp trung lên cấp cao, định cư, khủng hoảng tuổi trung niên, công ty giai đoạn chuyển giao..), người có trí thông minh cảm xúc (EQ) cao nghĩa là người biết thông minh với cảm xúc của mình, không tự biến bản thân thành nô lệ của cảm xúc.
Trong đó, họ có khả năng: Tự nhận thức được cảm xúc của mình (self-awareness), quản lý cách mình phản ứng (self-management), hiểu được cảm xúc của người khác (social awareness), quản lý mối quan hệ với xung quanh (relationship management). Nói theo LCV, đó là năng lực: Hiểu mình, thương mình, hiểu người, thương người. Chính vì thế, những người có thông minh cảm xúc hiểu và biết cách quản lý cảm xúc phục vụ cho mong muốn của mình hiệu quả trong mọi khía cạnh của cuộc sống.