Hội chứng tâm lý FOMO: 5 điều bạn nhất định phải biết

Đã bao giờ bạn nhìn thấy người khác trải nghiệm một điều thú vị nào đó, mà bạn cảm thấy tiếc nuối và sợ bỏ lỡ điều ấy chưa? Nếu rơi vào trường hợp này thì bạn đang mắc phải hội chứng FOMO – một hội chứng tâm lý ngày càng phổ biến kể từ khi mạng xã hội phát triển, gây ra những hệ lụy tâm lý đáng sợ.

1. Hội chứng FOMO là gì?

FOMO (Fear Of Missing Out) là một hiện tượng tâm lý sợ bị bỏ rơi hoặc đánh mất cơ hội để làm một điều gì đó. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có đến 56% người trẻ trong độ tuổi 18 – 33 sử dụng mạng xã hội gặp hội chứng này.

Hội chứng tâm lý FOMO là gì
Hội chứng tâm lý FOMO thường xảy ra ở những người có thói quen dùng mạng xã hội mỗi ngày.

2. Dấu hiệu của người mắc hội chứng FOMO

Dưới đây là một vài dấu hiệu giúp bạn nhận ra một người có khả năng mắc hội chứng FOMO:

  • Họ cảm thấy buồn chán khi nhận ra bản thân đã bỏ lỡ một sự kiện hoặc trải nghiệm nào đó.
  • Thường xuyên so sánh cuộc sống của mình với người khác, đồng thời hay tự ti về bản thân và tự hỏi tại sao người ta có được điều này, còn mình thì không.
  • Sau khi đăng ảnh hoặc status được chỉnh sửa chỉn chu, trau chuốt từng con chữ lên mạng xã hội, họ không thể kiềm chế bản thân mà liên tục kiểm tra điện thoại. Nếu ít người thích hoặc không có ai quan tâm, họ sẽ suy nghĩ nguyên nhân tại sao, từ đó khó tập trung trong công việc và các hoạt động sinh hoạt.
  • Tâm lý sợ hãi, sợ không bắt kịp xu hướng dẫn đến hệ lụy mua sắm vô tội vạ, dù đôi khi món đồ này không thực sự cần thiết với bản thân, miễn là người khác thích thú khi nhìn thấy chúng.
  • Người bị FOMO thường tránh bỏ lỡ những lời mời hoặc nhờ vả. Bởi họ thường sợ bản thân sẽ bỏ qua những sự kiện quan trọng, từ đó dẫn đến lịch trình dày đặc quá mức, không có thời gian nghỉ ngơi.
  • Việc sợ thua thiệt người khác khiến những người bị FOMO có quá nhiều mối quan hệ không cần thiết, trong khi lại vô tình bỏ qua những người bạn thật sự.
Tâm tĩnh lặng là gì? Cách luyện tâm tĩnh lặng mỗi ngày

Cuộc sống bộn bề vất vả khiến chúng ta phải đối diện với nhiều căng thẳng và mệt mỏi. Nhưng, nếu có cách nuôi dưỡng tâm tĩnh lặng, mỗi người có thể buông bỏ được phiền muộn để tận hưởng những điều mình muốn. Vậy, tâm tĩnh lặng là gì…

3. Nguyên nhân nào dẫn đến hội chứng FOMO?

Không ít người nghĩ rằng mạng xã hội là nguyên nhân chính khiến con người có suy nghĩ sợ thua thiệt, tuy nhiên đây chỉ là yếu tố tạo điều kiện cho hội chứng FOMO thêm phổ biến:

  • Thiếu niềm tin: Hầu hết những người mắc hội chứng FOMO là những người tự ti, thiếu tự tin về bản thân, không đánh giá cao chính mình và luôn cảm thấy mình thua kém người khác.
  • Thiếu hạnh phúc: Với người bị FOMO, những điều ở hiện tại không khiến họ cảm thấy hạnh phúc và hài lòng. Tuy nhiên khi tìm đến mạng xã hội, nhìn thấy những chia sẻ tích cực của mọi người lại khiến họ rơi vào trạng thái cô đơn, tổn thương và tiêu cực.
  • Hay có sự so sánh giữa chính mình và người khác: Sự so sánh đôi khi cho bản thân động lực để cố gắng, nhưng cũng có lúc khi con người nhận thấy mình “thiếu” quá nhiều, họ sẽ hình thành cảm xúc tiêu cực, bi quan, cảm thấy mình kém may mắn và không tài giỏi bằng người khác, tạo thành hội chứng FOMO.
Nguyên nhân gây ra hội chứng FOMO
Nguyên nhân cốt lõi gây nên hội chứng FOMO là sự thiếu niềm tin, thiếu hạnh phúc và thói quen so sánh mình với người khác.

4. Những hệ lụy của hội chứng FOMO

Dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tuy nhiên FOMO đang ngày càng “gặm nhấm” sức khỏe tinh thần của bất cứ ai gặp phải. Theo Erin Vogel – Tiến sĩ, nhà tâm lý xã hội học và Phó giáo sư Đại học Oklahoma cho rằng, nếu không tìm cách thoát ra khỏi nó, người bị FOMO sẽ đối mặt với những hệ lụy sau:

  • Dễ bị cô đơn và mặc cảm về bản thân.
  • Dễ bị kiệt sức và căng thẳng về tinh thần.
  • Không thể tự kiểm soát và làm chủ cuộc đời mình.
  • Thường xuyên cảm thấy buồn bã, lo lắng hoặc chán nản không có lý do.
  • Khó ngủ, khó tập trung làm bất cứ việc gì.
  • Hay tạo nên lớp vỏ bọc hoàn hảo, cố gắng ở mọi nơi mọi lúc khiến bản thân dễ rơi vào trầm cảm.
Tuổi 22 làm gì để không khủng hoảng?

Tuổi 22 là khoảng thời gian đẹp đẽ khi bạn có sức trẻ , có ước mơ, tương lai rộng mở mà không phải mang trên vai nhiều trọng trách. Nhưng 22 cũng là độ tuổi đầy ắp những điều chông chênh, khó khăn khi mới ra trường, không kinh…

5. Những cách giúp bạn thoát khỏi hội chứng FOMO

Hội chứng FOMO là “kẻ thù” vô hình, luôn ẩn náu bên trong và làm bạn suy kiệt về tinh thần lẫn thể lực. Để thoát khỏi nó, điều tất yếu là bạn hãy tìm cách chữa lành chính bản thân mình, thông qua việc kiên trì áp dụng những mẹo dưới đây:

5.1. Đừng nhìn những gì bạn thiếu, hãy nhìn vào những gì bạn có

Bạn có biết, hiện tại chính là món quà tốt đẹp nhất cuộc đời đã ban tặng. Do đó, ngừng việc so sánh bản thân với người khác, tự tin về những điều mình đang sở hữu vì biết đâu điều đó lại chính là niềm mơ ước của những người ngoài kia.

Tập trung vào điều đang có là cách thoát khỏi hội chứng FOMO
Tập trung vào những gì bạn đang có, đồng thời phát triển nó sẽ khiến bản thân ngày một tốt hơn và sớm thoát khỏi FOMO.

5.2. Tìm kiếm các kết nối thực tế thay vì tập trung mạng xã hội “ảo”

Những kết nối bên ngoài không chỉ giúp bạn duy trì tình bạn đẹp, mà còn là nguồn cổ vũ tinh thần lớn lao, giúp bạn không cảm thấy cô đơn, lạc lõng và dễ rơi vào trầm cảm. Hãy giảm bớt thời gian sử dụng mạng xã hội, thường xuyên gặp gỡ bạn bè và đừng ngần ngại chia sẻ, trò chuyện cùng họ.

Tuổi 20 nên làm gì để không hối tiếc? 11 điều nên thực hiện

‘Thanh xuân như một tách trà, không ‘cháy’ hết mình phí hoài thanh xuân’ - Chính vì thế, ngay từ những năm 20, mỗi người nên tận dụng thời gian đó để thực thi đam mê bản thân. Vậy tuổi 20 nên làm gì để không phải nuối tiếc tuổi…

5.3. Trò chuyện với chính mình, lắng nghe tiếng nói nội tâm

Dù bản thân có bận rộn đến đâu bạn cũng nên dành thời gian nhìn lại chính mình bằng cách viết nhật ký giấy hoặc viết trên mạng xã hội nhưng để chế độ “chỉ mình tôi”. Tại đó, bạn hãy là con người thật của chính mình và viết tất cả những gì bạn nghĩ. Một khi cảm xúc chất chứa bấy lâu trong lòng được khai phá, bạn sẽ không còn nghĩ mọi người “phi thường” và cảm thấy bản thân có giá trị hơn.

Trò chuyện với chính mình để thoát khỏi FOMO
Đừng quá mải mê chạy theo xã hội mà quên việc dành thời gian lắng nghe, trò chuyện với nội tâm để thấu hiểu mình hơn bạn nhé!

5.4. Thực hành lòng biết ơn mỗi ngày, trân trọng từng phút giây được sống

Rất nhiều điều bạn cho là “nhỏ bé – bình thường” của bản thân cũng là ước mơ xa xỉ với nhiều người. Vậy nên, thay vì so sánh với người khác, bạn hãy sống với lòng biết ơn và trân trọng từng giây phút trên cõi đời này. Khi chúng ta cảm thấy biết ơn cuộc sống, tự khắc sẽ hiểu thành công người khác đang có cũng là quá trình nỗ lực dài mà chúng ta phải cố gắng hơn mới đuổi kịp.

5.5. Gặp người Khai vấn hoặc tham gia khóa học quản lý cảm xúc

Gặp chuyên gia Khai vấn (Coach) hoặc tham gia các khóa học quản lý cảm xúc là một trong những cách hay giúp bạn vượt qua chứng FOMO. Nếu bạn vẫn còn loay hoay trong sự kiểm soát của FOMO thì nên tham gia khóa học LCV Be Strong Inside – Thông minh cảm xúc do LCV tổ chức.

Khóa học được thiết kế chuyên biệt cho người Việt, dựa trên nền tảng khoa học não bộ đạt tiêu chuẩn quốc tế ICF, giúp người tham gia hiểu sâu sắc vấn đề, từ đó áp dụng các kiến thức EQ vào thực tiễn, đồng thời có cái nhìn đa chiều và hạn chế tự ti về bản thân.

Chương trình được thiết kế với 04 ngày học online, 8 tuần đồng hành và 04 phiên khai vấn 1:1 cho học viên hành trình tiếp nhận nền tảng cơ bản và thực hành áp dụng vào cuộc sống. Đồng thời, người học có cơ hội chia sẻ trực tiếp cùng các chuyên gia để thông suốt nội tâm, tự nhìn lại quá khứ, chấp nhận hiện tại để hoàn thiện tương lai tốt đẹp hơn.

Sau khi hoàn thành khóa học Thông minh cảm xúc tại LCV, bạn sẽ hiểu bản thân 1 cách sâu sắc hơn và có thể thực tập quản lý các cảm xúc cá nhân, từ đó không để cảm xúc chi phối trong mọi tình huống, hướng đến cuộc sống hạnh phúc – tự tin – tập trung quay về bên trong để xây dựng nội lực vững vàng.

Thoát khỏi hội chứng FOMO bằng khóa học Thông Minh Cảm Xúc
Khóa học LCV Be Strong Inside – Thông minh cảm xúc là “chìa khóa” giúp bạn bứt phá những rào cản trong sâu thẳm tâm hồn

Mọi thông tin chi tiết về nội dung khóa học và lịch khai giảng, mời bạn xem tại Khóa học Thông minh cảm xúc EQ

Mong rằng qua những chia sẻ trên, LCV đã phần nào giúp bạn hiểu rõ về FOMO, cũng như cách để bản thân vượt hội chứng tâm lý này. Hãy trân trọng và ghi nhận những gì mình đang đó, dũng cảm nhìn nhận những điểm mình muốn cải thiện để tìm cách xử lý phù hợp, đặc biệt đừng ngại tìm người đồng hành trên hành trình thay đổi bản thân.

Trợ giúp